Câu hỏi trang 77 Mở đầu
Trong cuộc sống, ta thường thấy những kim loại như sắt, đồng bị gỉ sét, mất vẻ sáng bóng khi để lâu trong không khí. Ngược lại, những đồng tiền vàng vẫn giữ sáng bóng. Vì sao lại có hiện tượng đó?
Dựa vào tính chất hóa học của kim loại
Vì vàng không tác dụng với oxygen trong không khí, trong khi đó đồng, sắt tác dụng với oxygen tạo oxide kim loại nên mất đi vẻ sáng bóng.
Câu hỏi trang 77 Tranh luận 1
Kim loại sodium và magnesium phản ứng với nước có hiện tượng giống nhau không?
Dựa vào tính chất kim loại tác dụng với nước
Kim loại sodium phản ứng với nước tạo bọt khí, magnesium không tác dụng với nước.
Câu hỏi trang 77 Tranh luận 2
Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Na và Mg
Dựa vào phản ứng của Na và Mg trong nước
Na tác dụng trực tiếp với nước nên mức độ hoạt động của Na mạnh hơn so với Mg
Câu hỏi trang 78 Vận dụng
Giải thích vì sao phòng thí nghiệm, kim loại sodium, potassium được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa
Dựa vào phản ứng của Na, K trong nước
Vì Na, K phản ứng mãnh liệt với nước, nên cần tránh Na và K tiếp xúc với hơi nước trong không khí.
Câu hỏi trang 78 Tranh luận 1
Tiến hành thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của các phản ứng
Dựa vào thí nghiệm phản ứng của một số kim loại với dung dịch hydrochloric acid
Ống nghiệm (1) và (2) mảnh Mg và đinh sắt tan dần, có bọt khí xuất hiện
Ống nghiệm (3) không có hiện tượng
PTHH: Mg + 2HCl \( \to \)MgCl2 + H2
Fe + 2HCl \( \to \) FeCl2 + H2
Câu hỏi trang 78 Tranh luận 2
Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Fe, Cu, Mg
Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1
Mg và Fe tác dụng với HCl, Cu không tác dụng với HCl nên Mg, Fe hoạt động hóa học mạnh hơn so với Cu.
Tốc độ thoát khí của ống nghiệm (1) nhanh hơn (2) chứng tỏ Mg có mức độ hoạt động hóa học mạnh hơn Fe
Kết luận: Mg > Fe > Cu
Câu hỏi trang 78 Luyện tập
Khí nào sinh ra khi kim loại phản ứng với dung dịch HCl? Nêu ví dụ minh hoạt và viết phương trình hóa học của phản ứng
Dựa vào phương trình hóa học của thí nghiệm 1
Khí sinh ra khi kim loại phản ứng với dung dịch HCl là khí H2.
Ví dụ: Zn + 2HCl \( \to \) ZnCl2 + H2
Advertisements (Quảng cáo)
Câu hỏi trang 78 Tranh luận 3
Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng quan sát được. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
Dựa vào các bước tiến hành và hình ảnh minh họa của thí nghiệm 2
Ống nghiệm (1) không có hiện tượng gì
Ống nghiệm (2) dung dịch chuyển dần thành màu xanh lam và có lớp kim loại bám vào dây đồng
PTHH: Cu + 2AgNO3 \( \to \) Cu(NO3)2 + 2Ag
Câu hỏi trang 78 Tranh luận 4
Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của kim loại Cu, Zn, Ag
Dựa vào kết quả thí nghiệm 2
Cu không đẩy được Zn ra khỏi dung dịch ZnSO4 nên Cu hoạt động hóa học yếu hơn Zn
Cu đẩy được Ag ra khỏi dung dịch AgNO3 nên Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag
Kết luận: Zn > Cu > Ag
Câu hỏi trang 79 Luyện tập
Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) Ca + H2O \( \to \)?
b) Fe + HCl \( \to \)?
c) Zn + CuSO4 \( \to \)?
Dựa vào các tính chất hóa học của kim loại
a) Ca + 2H2O \( \to \) Ca(OH)2 + 2H2
b) Fe + 2HCl \( \to \) FeCl2 + H2
c) Zn + CuSO4 \( \to \)ZnSO4 + Cu
Câu hỏi trang 79 Tranh luận
Trong công nghiệp, phương pháp nào được sử dụng để sản xuất nhôm? Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì?
Dựa vào các phương pháp tách một số kim loại
Nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy từ Al2O3 có xúc tác cryolite
Câu hỏi trang 80 Tranh luận
Người ta đã dùng phương pháp nào để tách Zn từ zinc sulfide? Viết phương trình hóa học xảy ra.
Dựa vào các phương pháp tách một số kim loại
Zn được tách từ ZnS bằng phương pháp nhiệt luyện
PTHH: ZnS + O2 \( \to \)ZnO + SO2
ZnO + C \( \to \)Zn + CO
Câu hỏi trang 80 Vận dụng
Hãy giải thích vì sao vàng, đồng, sắt được con người biết đến và sử dụng trước nhôm hàng nghìn năm.
Dựa vào sự khác biệt giữa các phương pháp tách kim loại
Vì việc tách nhôm từ quặng nhôm khó hơn nhiều so với tách các kim loại khác, cần xúc tác và nhiệt độ cao, nhiều giai đoạn, hơn nữa mãi sau này người ta mới tìm ra phương pháp điện phân nóng chảy để sản xuất nhôm.