Trang chủ Lớp 11 Tin học lớp 11 Lý thuyết: Cấu trúc rẽ nhánh trang 38 SGK Tin học 11:...

Lý thuyết: Cấu trúc rẽ nhánh trang 38 SGK Tin học 11: Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh...

Lý thuyết: Cấu trúc rẽ nhánh trang 38 SGK Tin học 11: Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh. Mệnh đề đủ: Nếu … thì …. nếu không thì…

Advertisements (Quảng cáo)

1. Rẽ nhánh (cấu trúc rẽ nhánh)

– Mệnh đề thiếu: Nếu .. thì …

– Mệnh đề đủ: Nếu … thì …. nếu không thì…

2.  Câu lệnh if – then

a) Dạng thiếu

if <điều kiện> then <câu lệnh>;

b) Dạng đủ

if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2> ;

Trong đó

– điều kiện: biểu thức quan hệ hoặc lôgic.

– Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là một câu lệnh của Pascal.

* Ở dạng thiếu: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua (Hình 13)

* Ở dạng đủ: điều kiện cũng được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 sẽ thực hiện, ngược lại thì câu lệnh 2 sẽ được thực hiện (Hình 14).

3. Câu lệnh ghép

Câu lệnh ghép là dãy liên tiếp nhiều câu lệnh được ghép lại thành một nhóm màn giữa hai từ khóa “Begin” và “End” (trong Pascal):

<các câu lệnh>

End;

Ví dụ:

Begin

tg:= a; a:- b; b:= tg;

End;

Việc thực hiện một câu lệnh ghép là thực hiện lần lượt các câu lệnh thành phần trong dãy. Một câu lệnh ghép có thể chửa một câu lệnh ghép khác như một thành phần của nó.