1. Bài tập 1, trang 46 - 47, SGK.
Để xác định kiểu câu, cần xem mỗi câu có đặc điểm hình thức của kiểu câu nào đã học. Về chức năng, các câu trần thuật trong hai đoạn văn được dùng để : kể hoặc bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2. Bài tập 2, trang 47, SGK.
Hai câu này thuộc những kiểu câu khác nhau. Tuy khác nhau về kiểu câu nhưng chúng đều được dịch từ một câu trong văn bản gốc. Từ đó có thể nói là chúng có ý nghĩa cơ bản giống nhau được không ?
Để xác định kiểu câu, cần xem mỗi câu có đặc điểm hình thức của kiểu câu nào đã học. Về chức năng, các câu trần thuật trong hai đoạn văn được dùng để : kể hoặc bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
3. Bài tập 3, trang 47, SGK.
Có thể xem ba câu này thuộc cùng một kiểu câu được không ? Hãy thử hình dung xem trong tình huống giao tiếp nào thì ta dùng những câu này, từ đó có thể biết chúng được dùng để làm gì. Về ý nghĩa thì những câu này có sự khác biệt, chủ yếu là về sắc thái. Xác định xem câu nào thể hiện ý nghĩa cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn.
4. Bài tập 4, trang 47, SGK.
Xem gợi ý ở bài tập 1.
5. Bài tập 5, trang 47, SGK.
Ví dụ, câu trần thuật dùng để xin lỗi : Tôi xin lỗi anh vì đã đến trễ.
6. Bài tập 6, trang 47, SGK.
Advertisements (Quảng cáo)
Có thể viết một đoạn đối thoại giữa thầy (cô) giáo và học sinh, giữa bác sĩ và bệnh nhân, giữa người mua hàng và người bán hàng...
7. Hãy viết một đoạn văn ngắn có những câu trần thuật dùng để kể, thông báo, miêu tả và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Đoạn văn được viết ra có thể chỉ gồm câu trần thuật hoặc có xen những kiểu câu khác. Điều quan trọng là những câu trần thuật trong đoạn văn đó phải có đủ các chức năng như bài tập yêu cầu. Em có thể kể về tình huống gặp lại một người bạn cũ, trong đó có câu thông báo về một sự việc hay một người nào đó, có câu miêu tả người bạn và có câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người kể về người bạn hoặc về cuộc gặp gỡ đó.
8. Nêu 2 ví dụ về câu trần thuật được sử dụng để yêu cầu.
Trả lời:
Câu trần thuật có thể được sử dụng với nhiều loại mục đích khác nhau, trong đó có mục đích yêu cầu. Ví dụ, khi muốn yêu cầu ai đó nêu lí do đi muộn, ta có thể dùng câu trần thuật :
- Tôi không hiểu tại sao hôm nay bạn lại đi muộn.
9. Hãy biến đổi những câu sau đây thành câu trần thuật.
- Anh ấy muốn đóng cửa phải không ?
- Chao ôi, lòng thương hại nhiều khi làm hại chúng ta !
Trả lời:
Muốn biến đổi hai câu đã cho thành câu trần thuật, cần loại bỏ những dấu hiệu của câu nghi vấn và câu cảm thán.