Trang chủ Lớp 8 SBT Ngữ văn lớp 8 (sách cũ) Soạn bài Muốn làm thằng Cuội SBT Văn lớp 8 tập 1:...

Soạn bài Muốn làm thằng Cuội SBT Văn lớp 8 tập 1: Giải câu 1, 2, 3 trang 115 SBT Văn lớp 8 tập 1. Tản Đà “muốn làm...

Giải câu 1, 2, 3 trang 115 SBT Ngữ Văn 8 tập 1. Tản Đà “muốn làm thằng Cuội” là để thoả mãn những khát vọng gì ? Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy chọn phương án mà em cho là thích hợp, dưới đây . Soạn bài Muốn làm thằng Cuội SBT Ngữ Văn 8 tập 1 - Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

1. Tản Đà “muốn làm thằng Cuội” là để thoả mãn những khát vọng gì ? Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy chọn phương án mà em cho là thích hợp, dưới đây :

A - Thoát li, xa lánh cõi trần mà nhà thơ cảm thấy chán ngán

B - Bầu bạn cùng chị Hằng để trốn tránh nỗi cô đơn nơi trần thế

C - Chiêm ngường, tận hưỏng vẻ đẹp của cuộc sống nơi trần thế

D - Ngạo đời, cười những kẻ còn đang ngụp lặn giữa dòng đời ô trọc

Bài tập có tính chất củng cố những kiến thức đã học. Em hãy đọc kĩ bài thơ, tìm hiểu những cảm xúc mà tác giả đã gửi gắm trong đó rồi lựa chọn những phương án thích hợp.

Chú ý : Có thể chọn nhiều phương án, vì nhà thơ muốn lên cung trăng không hẳn chỉ do một khát vọng, mặt khác, những khát vọng đó thực ra đều thống nhất trong tâm hồn lãng mạn của nhà thơ.

2. Bút pháp lãng mạn thường phát huy cao độ trí tưởng tượng để tạo ra những hình ảnh nghệ thuật bay bổng, khác thường, gây ấh tượng và sự thích thú đặc biệt cho người đọc. Em hãy chỉ ra và phân tích những hình ảnh thơ như thế trong bài thơ này.

 Bài tập này nhằm giúp em bước đầu làm quen với một trong những đặc trưng quan trọng của bút pháp lãng mạn và biết vận dụng để phân tích những hình ảnh thơ cụ thể.

- Đọc kĩ bài thơ và tìm ra hai hình ảnh thể hiện rõ nhất và hay nhất trí tưởng tượng độc đáo của Tản Đà, có liên quan đến mối quan hệ giữa nhà thơ và chị Hằng.

- Phân tích những hình ảnh thơ đó. Có thể theo gợi ý sau :

Advertisements (Quảng cáo)

+ Trí tưởng tượng của tác giả dựa trên cơ sở nào ?           

+ Hình ảnh thơ có ý nghĩa gì ? Nó biểu hiện khát vọng của nhà thơ như thế nào ?

+ Giá trị biểu cảm của hình ảnh thơ đó. Em thấy nó lí thú và gợi cảm như thế nào ?

- Viết một đoạn văn ngắn diễn tả những điều em cảm nhận được.

3*. Liên hệ bài thơ này với bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở lớp 7), hãy tìm hiểu sự giông và khác nhau về tâm trạng hai nhà thơ và cách thức của mỗi người để giải toả tâm sự riêng. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.

Bài tập này nhằm giúp em liên hệ kết nối giữa các kiến thức đã học ở các bài khác nhau. Có thể làm bài tập theo trình tự sau :

- Đọc lại bài thơ Qua Đèo Ngang của. Bà Huyện Thanh Quan.

- Tâm trạng hai nhà thơ ở hai thời đại có gì đồng điệu ? Bà Huyện Thanh Quan (sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn) và Tản Đà sống ở hai thời đại tuy xa nhau gần một thế kỉ, nhưng cả hai đều mang tâm sự thương nước lo    đời, đều cảm thây buồn bã, cô đơn trong cuộc đời đáng chán. Nội dung cảm xúc cụ thể ở mỗi bài mỗi khác nhưng đều giống nhau ở tâm trạng chung đó. Hãy bám sát vào văn bản hai bài thơ để nêu lên và phân tích nét giống nhau đó.

- Cách thức giải toả nỗi niềm và tâm trạng của hai nhà thơ có gì khác nhau ?

Tuy cùng buồn chán, cô đơn nhưng trong Qua Đèo Ngang, tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan có phần lặng lẽ, sâu lắng hơn. Bà bước lên đèo cao ngắm cảnh và bỗng thấy nhớ nước thương nhà khi nghe tiếng chim kêu khắc khoải, thấy cô độc khi một mình đối diện với trời, non, nước bao la ; cảnh nước non kì thú trước mắt không làm bà vơi đi nỗi niềm riêng.

Tản Đà sống ở thời đại “mưa Âu gió Mĩ” đầu thê kỉ XX, tâm hồn lãng mạn của nhà thơ táo bạo hơn, nỗi buồn chán cũng sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Khát vọng lãng mạn của nhà thơ cũng “ngông” hơn. Trong đêm rằm, tuy ông cảm thấy “buồn lắm” đòi lên chơi cung trăng với chị Hằng để bầu bạn tri kỉ với chị, thả hồn với gió với trăng và còn để nhìn xuống trần giới cười nhạt người đời đang bon chen...

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)