1. Bài tập 1, trang 152, SGK.
Chép đoạn văn dưới dây vào vở bài tập và điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít () tỏ ra dáng bộ vui mừng ()
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ()
Cái Tí () thằng Dần cũng vỗ tay reo ()
() A () Thầy đã về () Thầy đã về ()...
Mặc kệ chúng nó () anh chàng ốm yếu im lặng chịa gậy lên tấm phên cửa () nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm () Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản () anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách ()
Ngoài đình () mõ đập chan chát () trống cái đánh thùng thùng () tù và thổi như ếch kêu ()
Chị Dậu ôm con ngồi bên phản () sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi ()
() Thế nào () Thầy em có mệt lắm không () Sao chậm về thế () Trán đã nóng lên đây mà ()”
(Theo Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Vận dụng những kiến thức về dấu câu vừa ôn tập, tổng kết để điền đúng dấu câu vào đoạn trích.
2. Bài tập 2, trang 152, SGK.
Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay vào dó các dấu câu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết)
a) “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.
b) Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.
c) “Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.”
Trong ba đoạn trích đã cho, có các lỗi sau :
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
- Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết.
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
Advertisements (Quảng cáo)
Em hãy đọc kĩ các đoạn trích, chú ý phát hiện chỗ dùng sai dấu câu, giải thích tại sao lại sai và dùng dấu câu thích hợp vào vị trí đó.
Ví dụ : Mẹ dặn là : "Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.
Câu này đã dùng sai dấu ngoặc kép. Một trong những công dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay không phải là lời dẫn trực tiếp. Vì vậy dùng dấu ngoặc kép ở đây là sai. Câu này có thể sửa lại dấu câu như sau :
Mẹ dặn là anh phải làm xong bải tập trong chiều nay.
3. Đoạn văn sau đây được trích từ truyện ngắn Truyện gã chuột bạch của nhà văn Tô Hoài nhưng đã xoá hết các dấu câu. Hãy bổ sung những dấu câu cần thiết cho đoạn văn và viết hoa những chừ đầu câu.
Trời đã trở về mùa lạnh những cụm lá bánh khúc thấp lè tè nở hoa vàng khắp cánh đồng làng Nghĩa Đô đã không có nắng lớn những đứa trẻ nghèo cùng hồng hào đôi má còm cõi môi chúng khô cong lên ăn cơm có nước mắm thấy xon xót chúng gãi vào da da nổi lên những lần bụi trắng buổi chiều cậu nào rửa chân cũng ngài ngại không yêu nước và đêm đã phải ngủ chung với chăn bông cùng ổ rạ rồi.
Học sinh có thể đùng dấu câu khác với Tô Hoài, tuy nhiên phải đảm bảo dùng đúng. Tham khảo cách dùng dấu câu của Tô Hoài cho đoạn văn :
Trời đã trở về mùa lạnh. Những cụm lá bánh khúc thấp lè tè, nở hoa vàng khắp cánh đồng làng Nghĩa Đô. Đã không có nắng lớn. Những đứa trẻ nghèo cũng hồng hào đôi má còm cõi. Môi chúng khô cong lên, ăn cơm có nước mắm thấy xon xót. Chúng gãi vào da da nổi lên những lần bụi trắng. Buổi chiều cậu nào rửa chân cũng ngài ngại, không yêu nước. Và đêm đã phải ngủ chung với chăn bông cùng ổ rạ rồi.
(Tô Hoài, Truyện gã chuột bạch)
4. Hãy viết một đoạn văn, trong đó sử dụng tất cả những dấu câu mà em đã được học.
Mỗi học sinh có thể viết đoạn văn với chủ đề khác nhau, trong đó sử dụng các dấu câu đã được học. Điều quan trọng là phải đảm bảo dùng đúng các dấu câu.