Trang chủ Lớp 8 SBT Ngữ văn lớp 8 Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (Tiếp theo)...

Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (Tiếp theo) SBT Văn lớp 8 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 111 SBT...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 111 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Bài tâp 1, trang 139, SGK.. Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (Tiếp theo) SBT Ngữ Văn 8 tập 2 – Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (Tiếp theo)

Advertisements (Quảng cáo)

I – KlỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH

1. Bài tập trang 138, SGK.

 

Có hai câu cầu khiến, hai câu trần thuật, hai câu nghi vấn và một câu cảm thán.

Hai câu cầu khiến đều mang ý nghĩa phủ định, trong đó có một câu không sử dụng dấu chấm than (nhằm tỏ ý “nhẹ nhàng khuyên bảo” ).

II – HÀNH ĐỘNG NÓI

1. Bài tập 1, trang 138 – 139, SGK.

Mục đích bài tập này là xác định kiểu hành động nói dưới hình thức của những kiêu câu khác nhau. Các em cần nêu rõ câu nào thể hiện hành động nói nào và hành động nói đó thuộc kiểu nào trong những kiểu đã học.

2. Bài tập 2, trang 139, SGK.

Mục đích của bài tập này là luyện tập diễn đạt hành động nói bằng những kiểu cấu khác nhau. Sau đây là gợi ý về một cách viết khác câu (đ), em có thể tìm thêm cách diễn đạt khác.

 (d) —> (d’) Không nộp sưu ngay thì liệu mày có giữ được cái nhà này không ?

Câu này có hình thức của kiểu câu nghi vấn, nhưng trong tình huống này cũng diễn đạt được hành động “đe đoạ”.

III – LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

1.  Bài tập 1, trang 139, SGK.

Mục đích của bài tập này chỉ là khai thác những khả năng sắp xếp trật tự từ trong một câu cụ thể. Sau đây là một ví dụ, em có thể tìm thêm ví dụ khác.

Chị Dậu bưng một bắt cháo lớn, rón rén đến chỗ chồng nằm.

2.  Bài tập 2, trang 139, SGK.

Mục đích của bài tập này giống bài tập trên, nhưng cho thấy thêm sự hạn chế của việc thay đổi trật tự từ do ý nghĩa của từ ngừ trong câu quy định. Ví dụ :

Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

3.  Bài tập 3, trang 139, SGK.

Cụm từ hoảng quá đứng đầu câu làm rõ được tính chất bất ngờ, không chờ đợi, do đó mọi hành động tiếp theo của anh Dậu có tính chất không chủ ý, cũng tức là anh không còn tự điều khiển được mình. Mặt khác, cách viết này cũng phản ánh được trình tự thời gian của các sự kiện : hoảng hốt trước, các sự việc khác diễn ra sau.

Đặt hoảng quá vào sau anh Dậu là làm mất đi khả năng diễn đạt nói trên và cũng do đó mà có thể tạo ra tính ít chân thực trong các hành động tiếp theo của anh Dậu.