Trang chủ Lớp 9 SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ) Ôn tập về truyện trang 91 SBT Văn lớp 9 tập 2:...

Ôn tập về truyện trang 91 SBT Văn lớp 9 tập 2: Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 91 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Nhân vật nào trong các truyện đã học gây cho em ấn tượng đậm nét ? Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.. Soạn bài Ôn tập về truyện SBT Ngữ Văn 9 tập 2 - Soạn bài Ôn tập về truyện

1. Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện (Việt Nam và nước ngoài, trừ các truyện thời trung đại) đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo mẫu dưới đây :

STT

TÊN TÁC PHẨM

TÁC GIẢ

NĂM SÁNG TÁC

TÓM TẮT NỘI DUNG

1.

2.

3.

   Nhìn vào bảng thống kê, em hãy cho biết:

- Có bao nhiêu truyện Việt Nam, bao nhiêu truyện nước ngoài và của những nước nào ?

- Các tác phẩm truyện Việt Nam được sáng tác trong những giai đoạn lịch sử nào ?

- Các truyện nước ngoài được viết vào thời gian nào ?

   Đọc lại các truyện trong SGK Ngữ văn 9, tập một và tập hai, đọc kĩ phần Ghi nhớ sau mỗi truyện, rồi lập bảng thống kê theo mẫu. Từ bảng thống kê ấy, em có thể dễ dàng trả lời các câu hỏi ở bài tập này.

2. Phần lớn các truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 đều viết về cuộc sống và con người Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1975. Qua những tác phẩm ấy, cùng với hiểu biết của em về lịch sử dân tộc giai đoạn 1945 -1975, em hình dung và cảm nhận như thế nào về cuộc sống của đất nước, con người trong giai đoạn đó ?

   Bốn trong số năm truyện hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ văn lớp 9 được viết trong giai đoạn 1945 - 1975 và tập trung thể hiện cuộc sống của đất nước, con người Việt Nam ở giai đoạn ấy. Qua những tác phẩm này có thể hình dung phần nào về đất nước và con người trong một giai đoạn lịch sử, mà nổi bật là hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh, nhưng cùng rất anh dũng. Các tác phẩm đã cho ta hình dung được về cuộc chiến tranh nhân dân ở mọi miền đất nước, với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp, thế hệ, đồng thời, công việc lao động thầm lặng của những người làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn. Đặc biệt, các tác phẩm đã tập trung thể hiện thành công hình ảnh những con người Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi, tầng lớp, nghề nghiệp, bình thường, giản dị mà lại rất cao đẹp. Đó là người nông dân như ông Hai (Làng của Kim Lân) phải rời làng đi tản cư mà không lúc nào nguôi nhớ về làng quê với tất cả niềm yêu mến, tự hào, đồng thời tinh yêu làng quê đã được nâng lên trong tình yêu nước. Chiến tranh, sự xa cách và những gian khổ, hi sinh làm cho những tình cảm bình thường như tình cha con càng trở nên thấm thía, sâu nặng (Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng). Nổi bật là hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến, với chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân, đồng thời lại rất hồn nhiên, trong sáng, giàu tình cảm : người thanh niên một mình ở trạm khí tượng trên núi cao Yên Sơn với những suy nghĩ, việc làm, cách sống đẹp và đầy ý nghĩa (Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) ; ba cô gái thanh niên xung phong trong một tổ trinh sát mặt đường, ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, hằng ngày luôn giáp mặt với đạn bom và cái chết, nhưng vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và nhiều mơ mộng (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê).

3. Nhân vật nào trong các truyện đã học gây cho em ấn tượng đậm nét ? Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.

Advertisements (Quảng cáo)

   Chọn một nhân vật gây được ấn tượng rõ nét để trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật ấy. Nên chọn nhân vật chính trong truyện, vì đó là nhân vật được tác giả tập trung khắc hoạ và thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm. Không nên biến bài phát biểu cảm nghĩ thành bài phân tích nhân vật mà cần tập trung nói về cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ của em về nhân vật đó.

4. Hãy nêu tình huống chính của truyện và vai trò của tình huống ấy trong các truyện sau : Làng (Kim Lân), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Bến quê (Nguyễn Minh Châu).

   Mỗi truyện ngắn thường tập trung vào một tình huống chính. Tình huống đó là một hoàn cảnh mà nhân vật phải bộc lộ đầy đủ tính cách, các biến cố, sự kiện trong cốt truyện được dồn nén, vấn đề của truyện được nảy sinh. Xây dựng tình huống, vì thế là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nghệ thuật viết truyện ngắn.

   Tình huống của truyện Làng là : khi ông Hai vừa ở phòng thông tin ra, đang phấn chấn, hào hứng với những tin tức kháng chiến, thì bất ngờ nghe tin làng mình theo giặc. Tình huống ấy đã đặt ông vào một tâm trạng bất ổn, căng thẳng trong sự xung đột giữa tình cảm làng quê và lòng yêu nước, ý thức công dân. Đặt trong tình huống ấy, tính cách và nội tâm của nhân vật đã bộc lộ sâu sắc.

   (HS nêu và phân tích tình huống trong hai truyện còn lại.)

5. Chọn một đoạn văn đặc sắc miêu tả thiên nhiên hoặc diễn tả nội tâm nhân vật trong các truyện đã học để bình giảng (trong khoảng 1-2 trang viết).

   Có thể chọn một trong các đoạn sau :

- Đoạn ông Hai tâm sự với con mình (Làng của Kim Lân).

- Cảnh ông Sáu chia tay gia đình và đột nhiên bé Thu nhận cha (Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng).

- Đoạn tả con sông Hồng và bãi phù sa (Bến quê của Nguyễn Minh Châu).

- Đoạn tả tâm trạng và hành động của nhân vật “tôi” khi phá bom (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê).

6. Trong các truyện ngắn : Cố hương (Lỗ Tấn), Bến quê (Nguyễn Minh Châu) có những triết lí, chiêm nghiệm sâu sắc về con người và xã hội. Em hãy bình luận một trong những câu triết lí ấy.

 

   Vận dụng những hiểu biết về phương pháp làm bài nghị luận xã hội trong tập làm văn để làm bài này. Có thể chọn và bình một trong những câu sau :

   “Tôi nghĩ bụng : Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.” (Cố hương của Lỗ Tấn)

   “[... ] con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình. [...] Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia...” (Bến quê của Nguyễn Minh Châu).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)