1. Bài tập 3, trang 26 - 28, SGK.
Đọc văn bản Trò chơi ngày xuân (SGK trang 26 - 28) và chỉ ra những câu miêu tả trong đó.
Những câu miêu tả trong bài Trò chơi ngày xuân :
- Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn diệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng, trữ tình.
- Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các hoạ tiết đẹp. […]
Cần tiếp tục phát hiện và nêu ý nghĩa của các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh này.
2. Giới thiệu một cuộc triển lãm (hội hoạ, điêu khắc, sản phẩm) hoặc một phòng thí nghiệm, thư viện ; kết hợp thuyết minh với miêu tả một số hiện vật tiêu biểu.
Trong loại bài giới thiệu này, nên nói rõ triển lãm gì, ở đâu, đến thăm triển lãm vào thời gian nào. Sau đó giới thiệu triển lãm từ xa đến gần, từ ngoài vào trong. Tiếp đến giới thiệu nội dung triển lãm gồm mấy phần, nội dung mỗi phần là gì. Ở đây người viết cần sử dụng yếu tố miêu tả làm cho người đọc hình dung được nét đặc sắc, hấp dẫn của các nội dung đó.
Advertisements (Quảng cáo)
3. Giới thiệu vườn trường, có sử dụng yếu tố miêu tả.
Cách làm cũng giống như bài tập 2. Trước hết, giới thiệu khái quát vị trí, quang cảnh của vườn trường, sau đó đi vào giới thiệu từng bộ phận, kết hợp với miêu tả. Vườn trường thường có các loài hoa, cây ăn quả, cây làm thuốc, các cây quý hiếm...
4. Bổ sung yếu tố miêu tả cho những câu thuyết minh dưới đây :
a) - Lá chuối tươi có thể dùng đế gói bánh, gói nem chua. Những tàu lá chuối xanh...
- Lá chuối khô...
- Bắp chuối có thể thái mỏng làm rau sống. Hoa chuối...
b) Phòng tranh dân gian Việt Nam thật phong phú. Bức tranh gà... Bức tranh lợn... Đây là bức vẽ những đồ vật... Kia là bức tranh "Đám cưới chuột”...
Bổ sung yếu tố miêu tả. Chẳng hạn : Những tàu lá chuối xanh, rộng khổ được cắt một cách cẩn thận để khỏi bị xé rách, rồi rọc theo sông lá. Nếu dùng để gói bánh lá thì người ta hơ qua lửa cho mềm, ít bị rách khi gói. Nếu dùng để gói nem chua thì người ta dùng lá tươi... (Các câu sau cũng làm tương tự như câu này.)