Trang chủ Lớp 9 SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ) Tổng kết phần văn bản nhật dụng SBT Văn lớp 9 tập...

Tổng kết phần văn bản nhật dụng SBT Văn lớp 9 tập 2 trang 60, 61...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 60, 61 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Thế nào là hút thuốc lá bị động ? Hút thuốc lá bị động gây tác hại cho con người như thế nào ?. Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng SBT Ngữ Văn 9 tập 2 - Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng

1. Ý nào thể hiện chính xác tính chất của các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 9 ?

A - Chỉ cần có tính cập nhật, tức có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại

B - Có tính cập nhật về mặt nội dung song phải đạt đến một trình độ nhất định về mặt nghệ thuật trình bày và diễn đạt

C - Buộc phải có hư cấu nghệ thuật

D - Tuyệt đối không được dùng hư cấu nghệ thuật

   Đọc lại phần I - Khái niệm văn bản nhật dụng, trang 94, SGK, suy nghĩ để lựa chọn câu trả lời đúng.

2. Ý nào thể hiện chính xác đặc điểm về thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng ?

A - Chỉ có thể sử dụng hình thức văn xuôi

B - Đều là những văn bản nghị luận

C - Buộc phải kết hợp nhiều phương thức biểu đạt

D - Thường sử dụng chủ yếu một phương thức biểu đạt đồng thời kết hợp với một hoặc một vài phương thức biểu đạt khác

   Đọc lại phần III - Hình thức văn bản nhật dụng, trang 95, SGK, suy nghĩ để lựa chọn câu trả lời đúng.

3. Hãy nêu lên những nội dung chính của các văn bản nhật đụng đã học ở cấp THCS.

   Đọc lại phần II - Nội dung các văn bản nhật dụng đã học, trang 94 - 95, SGK. Thống kê tên các văn bản nhật dụng học ở từng lớp, từ đó chỉ ra nội dung cơ bản mà các văn bản đó đề cập.

   Chẳng hạn, ở lớp 6, đó là những bài viết về di tích lịch sử (cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử), về danh lam thắng cảnh (Động Phong Nha), về quan hệ giữa thiên nhiên và con người (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ).

4.  Cuộc chia tay của những con búp bê là một tác phẩm có giá trị văn chương khá cao. Theo em, tại sao tác phẩm ấy lại được đưa vào chương trình như một tác phẩm văn học nhật dụng ?

   - Đúng là Cuộc chia tay của những con búp bê đã được giải Nhì trong một cuộc thi văn — thơ về đề tài Quyền trẻ em.

   - Quyền trẻ em hiện nay ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới là một vấn đề câp thiết của cuộc sống. Trẻ em cần có quyền “được bảo vệ và phát triển” như một văn bản nhật dụng vừa học ở lớp 9 đã tuyên bố. Bé Thuỷ sẽ không được bảo vệ, chăm sóc đầy đủ vì gia đình phân li, bé Thuỷ cũng không có cơ hội phát triển vì sẽ phải thôi học. Bởi vậy, đưa tác phẩm Cuộc chia tay của những con búp bê vào chương trình Ngữ văn như một tác phẩm văn học nhật dụng là hoàn toàn đúng.

Advertisements (Quảng cáo)

   - Vì đưa vào Chương trình với tư cách văn bản nhật dụng nên khi phân tích tác phẩm này, cần phải làm nổi bật chủ đề nêu trên. Tuy nhiên, tác phẩm có giá trị văn chương lại càng tốt, vì có thể giúp cho người đọc, HS thấm thía hơn về ý nghĩa bức thiết của vấn đề có tầm quan trọng lớn lao này.

5. “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” là khẩu hiệu được đưa ra trong văn bản nào ? Hãy phân tích ý nghĩa của khẩu hiệu đó.

   - Một ngày không sử dụng bao bì ni lông là khẩu hiệu được đưa ra trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 nhân dịp Việt Nam lần đầu tiên tham gia Ngày Trái Đất. Văn bản này đã được đưa vào SGK Ngữ văn 8, tập một.

   - Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại lớn đối với môi trường do tính không phân hủy được của pla-xtíc. Nếu không bị thiêu huỷ, nó có thể tồn tại từ 20 năm đến 5000 năm. Tuy nhiên, bao bì ni lông rất tiện dụng và giá thành lại rẻ, cho nên loại bỏ hẳn việc dùng bao ni lông là rất khó, cần có lộ trình lâu dài. Bởi vậy, bước đầu văn bản chỉ kêu gọi mọi người hãy không dùng bao bì ni lông trong một ngày để gây ý thức, để gióng một hồi chuông cảnh báo bước đầu.

6. Thế nào là hút thuốc lá bị động ? Hút thuốc lá bị động gây tác hại cho con người như thế nào ?

   - Không hút thuốc nhưng để khói thuốc gây tác hại đến bản thân gọi là hút thuốc lá bị động hoặc hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá bị động cũng gây tác hại không kém trực tiếp hút, thậm chí có thể gây nên sẩy thai.

   - Kết luận rút ra là phải có chỗ dành riêng cho người hút thuốc, cấm hút thuốc ở chỗ đông người...

7. Để việc học các tác phẩm văn học nhật dụng có kết quả, cần lưu ý những điểm gì về phương pháp học tập ?

   Muốn học tốt văn bản nhật dụng cần lưu ý :

   - Cần đọc kĩ các chú thích về các từ ngừ không thuộc về lĩnh vực văn học, về các sự kiện lịch sử, chính trị, khoa học... liên quan đến các vấn đề đặt ra trong văn bản.

   - Phải tạo được thói quen liên hệ với cuộc sống, cuộc sống bản thân cũng như cuộc sống cộng đồng.

   - Không chỉ “liên hệ để liên hệ” mà phải tiến tới những phương án hành động, từ nhỏ đến lớn, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng (như thuyết phục một thành viên trong gia đình không hút thuốc lá tiến tới nêu khẩu hiệu cấm hút thuốc lá trong gia đình ; từ một ngày không dùng bao bì ni lông đến một tuần không dùng bao bì ni lông…

   - Bất cứ môn nào cũng có thể đề cập đến các chủ đề mà các văn bản nhật dụng ở môn Ngữ văn đã đề cập. Song, văn bản nào được đưa vào SGK Ngữ văn có nghĩa là đã có một giá trị văn chương nào đó. Tuỳ sự sắp xếp của Chương trình, tuỳ mức độ giá trị văn chương và đặc điểm “nghệ thuật” ở từng văn bản, ta sẽ dành thời gian thoả đáng và phương hướng khai thác thích hợp.

8. Trong các văn bản nhật dụng đã học, em thích nhất văn bản nào ? Vì sao ?

   a) Lí do khiến em thích một văn bản nào đó trước hết phải liên quan với tính cập nhật của nội dung văn bản. Dĩ nhiên, nội dung đó có thể mang tính chất bức thiết đối với những mặt khác nhau của cuộc sống, có thể liên quan tới các cộng đồng rộng hẹp khác nhau, thậm chí có tính chất bức thiết đến một khía cạnh riêng biệt nào đó của bản thân em.

   b) Đây là một bài tập Ngữ văn nên không thể không nói đến “cái hay” của văn bản. Chỉ có điều, đề không yêu cầu đánh giá một cách toàn diện giá trị nghệ thuật của văn bản mà chỉ cần nêu lên một số nét đặc sắc, đặc biệt là những yếu tố làm cho cá nhân em thấy hứng thú, thấy thấm thía hơn đối với những vấn đề về nội dung mà văn bản đã đặt ra hoặc đã gợi ra.

   c) Không loại trừ khả năng có em thích một văn bản nhật dụng nào đó chủ yếu là vì giá trị nghệ thuật đặc sắc của nó. Trường hợp này dĩ nhiên là phải phân tích hình thức văn bản một cách kĩ lưỡng hơn và nhất thiết cần nói rõ là riêng em đã học tập, rèn luyện được những gì qua việc học văn bản đó.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ Văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)