Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 (sách cũ) Soạn bài: Thề nguyền – Truyện Kiều trang 115 SGK Văn 10...

Soạn bài: Thề nguyền - Truyện Kiều trang 115 SGK Văn 10 - Văn lớp 10...

Thề nguyền - Truyện Kiều - Soạn bài: Thề nguyền - Truyện Kiều trang 115 SGK Ngữ văn 10. Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Vị trí đoạn trích:

Một hôm, cả nhà Kiều sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà nàng trở về nhà, thấy cả nhà chưa về, Kiều quay lại gặp Kim Trọng lần thứ hai. Đoạn trích kể về việc hai người làm lễ thề nguyền, nguyện gắn bó thủy chung suốt đời.

2. Bố cục

- Bố cục: chia làm bốn phần:

+ Từ câu 1 đến 4: Kiều sang nhà Kim Trọng.

+ Từ câu 5 đến 10: Tư thế và cảm giác của Kim khi thấy Thuý Kiều bước vào.

+ Từ câu 11 đến 14: Kiều giải thích lý do sang.

+ Từ câu 15 đến 22: Cảnh thề nguyền.

3. Chủ đề:

Vẻ đẹp của mối tình Kim Kiều - Khát vọng tình yêu tự do. Ca ngợi tình yêu lãng mạn lí tưởng, ước mơ táo bạo của Nguyễn Du về tự do lứa tuổi. Nghệ thuật từ ngữ, hình ảnh phù hợp với cảnh, tình.

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Câu 1: Nêu nhận xét vê hàm nghĩa của các từ “vội”, “căm xàm”, “băng”

- Các từ “vội”, xăm xăm”, “băng” khổng chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều mà còn thể hiện sự khẩn trương, vội vã, đột xuất bất ngờ ngay với cả chính nàng.

Advertisements (Quảng cáo)

- Vì sao có sự vội vàng như vậy? Kiều phải tranh thủ thời gian. Nàng lo lắng, sợ cha mẹ sẽ quở trách về hành động chưa XIII phép này. Nhưng sâu hơn cả là Kiều đã nghe theo tiếng gọi của trái tim mách bảo.

Câu 2. Không gian thơ mộng và thiêng liêng của cuộc thề nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?

- Không gian của đêm thề nguyền rất đẹp và thơ mỏng: Kim đang thiu thiu ngủ, mơ màng dưới ánh trăng, ngọn đèn hiu hắt, có tiếng bước nhẹ của người trong mộng đến gần, chàng còn chưa tin hẳn vào mắt mình trước sự xuất hiện đường đột của Kiều. Cả hai như lạc vào cõi mơ giũa đất trời bao la.

- Cảnh thề nguyền của hai người diễn ra trang trọng và thiêng liêng với đủ các hình thức lễ nghi:

+ Mùi thơm hương trầm

+ Ánh sáng nến sáp: ấm áp.

+ Vầng trăng vằng vặc là thiên nhiên to lớn, vĩnh hằng chứng giám cho tình yêu thiêng liêng của họ.

+ Tờ giấy ghi lời thề

+ Trao kỉ vật: tóc mây.

Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao, có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và sự chung thuỷ, thiêng liêng sâu nặng của họ.

Câu 3: Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính chất logic nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều.

- Có cuộc thề nguyền này thì mới có những kỉ vật được đưa gửi trong đoạn trích Trao duyên. Cậy nhờ Thuý Vân cũng là một cách để Thuý Kiều đền đáp, thuỷ chung với tình yêu của Kim Trọng. Điều đó chứng tỏ Kiều chân thành và tôn thờ tình yêu của mình với Kim Trọng. Đó là một tình yêu cao đẹp Kiều gìn giữ suốt đời. Nàng dám nghĩ, dám sống vì tình yêu, và cũng dám hi sinh vì tình yêu

- Thông qua tình yêu cao đẹp của Thuý Kiều - Kim Trọng, Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo: yêu thương, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người - đặc biệt là người phụ nữ tài sắc phải sống trong xã hội phong kiến thối nát bất công. Điều đó cho thấy quan niệm tình yêu của Nguyễn Du là một quan niệm rất mới, rất tiến bộ trong văn học trung đại.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)