Advertisements (Quảng cáo)
1. Phân tích bố cục của văn bản:
Văn bản có thể chia làm 3 phần.
a) Từ đầu đến “Một ngày không sử dụng bao ni lông”. Nguyên nhân ra đời cùa bản thông điệp “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”.
b) Từ “Như chúng ta đã biết” đến “ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường .Tác hại cúa việc sử dụng bao nilông và một số giải pháp.
c) Phần còn lại: Lời kêu gọi: một ngày không dùng bao nilông.
2. Nguyên nhân cơ bản và những nguyên nhân khác
a) Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao bì nilông có thế gây nguy hại đối với môi trường là tính không phân hủy của plaxtic. Chính tính này đã tạo nên hàng loạt tác hại như:
- Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các vật, làm tắc các đường dẫn nước thải. Sự tắc nghẽn hệ thống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
- Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải.
- Ni lông thường bị vứt bừa bãi nơi công cộng, có khi là những di tích, thắng cảnh, khu du lịch làm mất vẻ mĩ quan cho cả khu vực.
- Túi ni lông qua sử dụng là rác thải. Nhưng loại rác thải này lại được dùng đựng các loại rác thải khác khiến chúng càng khó phân hủy và sinh ra chất độc hại: NH3, CH4, H2S.
- Rác thải nilông khi đổ chung với các loại rác thải khác lại còn ngăn cản quá trình hấp thụ nhiệt và trao đối độ ẩm trong các bãi chôn lấp rác khiến các loại rác khó phân hủy hơn.
- Mồi năm có hơn 400 000 tấn pô-li-ê-ti-len được chôn lấp ở miền Bắc nước Mĩ, làm mất bao nhiêu đất đai để canh tác. Ở Mêhicô do rác thải ni lông và nhựa mà cá ở các hồ nước chết rất nhiều. Tại vườn thú quốc gia Côbê ở Ấn Độ, 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bỏ bừa bãi. Hàng năm trên thế giới có khoáng 100 000 chim, thú biển chết do nuốt phái túi ni lông (theo Plaxtic - “Điều kì diệu” hay mối đe dọa, Hội lịch sử tự nhiên Bom-bay Ấn Độ, 1999).
b) Khi chế tạo nilông, đặc biệt là ni lông màu, người ta còn đưa vào
những chât liệu phụ gia khác trong đó có những chất gây độc hại. Bao
ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm và gây độc hại.
c) Không kể việc vứt bỏ bừa bãi hiện nay có ba phương thức xứ lí:
- Chôn lấp: Gặp nhiều bất. tiện và gây nhiều tác hại như bên trên
đã nói.
- Đốt: Có thế gây nhiễm độc, cực kì nguy hiểm.
- Tái chế. Giá quá đắt, không thuận tiện.
Tóm lại xử lý bao bì nilông là một vân đề nan giải.
3. Tuy túi nilông rẻ, nhẹ tiện lợi, để đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng nhưng lợi bất cập hại như chúng ta đã biết. Vì vậy, trong khi chưa loại bỏ được hoàn toàn túi nilông ta chỉ đề ra những giải pháp hạn chế. Các biện pháp hạn chế mà văn bản trên kiến nghị, đề xuất Tất hợp tình, hợp lí và rất khả thi.
Quan hệ từ vì vậy đã giúp đoạn 2 gắn vội đoạn 1 cùa phần 2 một cách tự nhiên và hợp lí.