Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Trong dân số học. cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.
Trên thế giới người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi.
- Nhóm dưới tuổi lao động : 0 - 14 tuổi.
- Nhóm tuổi lao động : 15-59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi).
- Nhóm trên tuổi lao động : 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên.
Theo Luật lao động ở Việt Nam, tuổi lao động được quy định đối với nam từ 15 đến hết 59 tuổi, với nữ từ 15 đến hết 54 tuổi.
Người ta cũng có thể phân biệt những nước có dân số trẻ và dân số già dựa vào bảng sau :
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số( hay tháp tuổi). Nhìn chung có ba kiểu tháp dân số cơ bản sau:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Kiểu mở rộng (Bốt-xoa-na): đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoai thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
+ Kiểu thu hẹp (Trung Quốc): tháp có dạng phình to ờ giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp ; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
+ Kiểu ổn định (Nhật Bản) : tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh ; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất từ thấp ớ nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm, già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.