Trang chủ Lớp 10 Địa lí lớp 10 (sách cũ) Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập

Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập...

Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống - Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập. 1. Một số vấn đề cần lưu ý

1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ.

a)  Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập)

b)   Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ

-    Để đọc một bản đồ trước hết cần xem ti lệ của bản đồ, từ đó biết được 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m, bao nhiêu km trên thực địa.

Ví dụ: Ti lệ bản đồ là 1 : 6.000.000 nghĩa là 1 cm trên bàn đồ ứng với 60 km trên thực địa.

-              Ki hiệu cùa bản đồ dùng đế thể hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu kĩ phần chủ giải và kí hiệu hiểu rõ nội dung thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu.

c) Xác định phương hướng trên bản đồ

Advertisements (Quảng cáo)

-     Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuvến chi hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam ; đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây.

-    Đối với những bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến thì chúng ta cần dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định các hướng còn lại.

2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, trong Atlat

Đọc bản đồ không phải chỉ là đọc tìm dấu hiệu riêng lẻ cùa bản đồ như : đây là núi gì, sông nào ?... mà cần phải đọc được môi quan hệ giữa các dấu hiệu (đối tượng địa lí) ở bản đồ.

Ví dụ : đọc một con sông ở bản đồ địa hình, chúng ta phải thấy được mối quan hệ giữa hướng chảy, độ dốc. đặc điểm của lòng sông với địa hình ở đó như thế nào ? Nói cách khác là phải biết dựa vào địa hình để giải thích : hướng chảy, độ dốc... của dòng sông.

Khi đọc bản đồ ở Atlat, giải thích một sự vật hoặc một hiện tượng địa lý nào đó, chúng ta cần phài tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan như: để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực, ngoài bản đồ khí hậu ta cần phải tìm hiểu bản đồ địa hình có liên quan đến khu vực đó ; hoặc để giải thích sự phân bố một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, chúng ta cần tìm hiểu cả các bản đồ nông nghiệp và ngư nghiệp,— Ngoài ra, khi cần tìm hiểu đặc điếm, bản chất của một đối tượng địa lý ở một khu vực nào đó, chúng ta cần so sánh với bản đồ cùng loại của khu vực khác.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Địa lí lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)