Trang chủ Lớp 10 Lịch sử lớp 10 (sách cũ) Chính quyền ở Đàng Trong

Chính quyền ở Đàng Trong...

Chính quyền ở Đàng Trong. Từ thế kỉ XVII và nhất là từ sau khi chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh — Nguyễn.

Từ thế kỉ XVII và nhất là từ sau khi chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh — Nguyễn, lãnh thổ Đàng Trong từng bước được mở rộng vào phía nam, bao gồm cả vùng đất từ Nam Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.

Các chúa Nguyễn nối tiếp nhau xây dựng chính quyền riêng của mình. Đất Đàng Trong chia thành 12 dinh, nơi đóng phủ chúa được gọi là Chính dinh.

Mỗi dinh đều có 2 hay 3 ti trông coi mọi việc, nhưng chủ yếu lo việc thuế khoá và hộ khẩu. Từ nửa sau thế kỉ XVII, Phú Xuân (Huế) trở thành trung tâm của Đàng Trong. Chúa Nguyễn cũng thành lập các cơ quan trực thuộc chuyên về việc thu thuế.

Dưới dinh là phủ, huyện, tổng, xã (hay phường, thuộc).

Advertisements (Quảng cáo)

Quân đội Đàng Trong là quân thường trực, tuyển theo nghĩa vụ, được trang bị vũ khí đầy đủ, trong đó có súng đại bác chế tạo theo kiểu phương Tây.

Vào giữa thế kỉ XVII, chúa Nguyễn bắt đầu tổ chức các kì thi; quan lại được tuyển chọn bằng nhiều cách : dòng dõi, đề cử, khoa cử.

Năm 1744, sau một thời kì phát triển ổn định của xã hội Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Khoát quyết định xưng vương, thành lập triều đình trung ương, đổi 3 ti thành 6 bộ và đặt thêm quan chức. Các dinh vẫn giữ như cũ. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỉ XVIII, triều đình Đàng Trong vẫn chưa hoàn chỉnh.

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền ở Đàng Trong cũng như ở Đàng Ngoài đều lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Lịch sử lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)