Sau chiến tranh giành độc lập vào nửa cuối thế kỉ XVIII, nước Mĩ ra đời gồm 13 bang ở ven biển Đại Tây Dương thuộc Bắc Mĩ. Tiếp đó, lãnh thổ Mĩ được mở rộng nhanh chóng sang phía tây.
Advertisements (Quảng cáo)
Hình 66-Lược đồ nước Mĩ giữa thế kỉ XIX
Miền Đông Bắc nước Mĩ là vùng phát triển công nghiệp, miền Nam là vùng nông nghiệp đồn điền, miền Tây là vùng đất bao la, nơi thu hút dân di cư mới. Bằng biện pháp mua lại đất đai của Pháp, Anh, của Tây Ban Nha, chiếm cứ đất đai của Mê-hi-cô và dồn đuổi thổ dân, nước Mĩ ngày càng được mở rộng, lập thêm nhiều bang mới.
Đến giữa thế kỉ XIX, lãnh thổ Mĩ đã kéo dài tới bờ biển Thái Bình Dương, bao gồm 30 bang.
Bấy giờ, kinh tế Mĩ phát triển theo hai con đường : miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay các trại chủ và nông dân tự do ; miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.
Cách mạng công nghiệp đã đưa nền kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ, công nghiệp Pháp đứng thứ hai trên thế giới, sau nước Anh. Bộ mặt Pa-ri và các thành phố thay đổi rõ rệt. Một hệ thống đại lộ, nhà ga, cửa hàng... được xây dựng thay thế các phố cũ chật hẹp.
Ở Đức, cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XIX mặc dù đất nước đang còn bị chia xẻ thành nhiều vương quốc và giai cấp tư sản chưa cầm quyền. Đến giữa thế kỉ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp của Đức đạt mức kỉ lục.
Từ năm 1850 đến năm 1860, sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi ; số lượng động cơ chạy bằng hơi nước tăng gần 6 lần ; công nghiệp khai mỏ phát triển mạnh, từ năm 1860 đến năm 1870, sản lượng than đá tăng từ 12 triệu tấn lên 26 triệu tấn. Công nghiệp luyện kim và hoá chất chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đức.
Máy móc cũng thâm nhập vào nông nghiệp. Việc sử dụng máy cày, máy bừa, máy gặt... và dùng phân bón hoá học đã làm cho năng suất tăng cao.