- Đặc điểm:
+ Cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán mất dần vị thế.
Đây là thể loại văn học chính thống của nhà nước phong kiến mà nội dung của nó chứa đựng tư tưởng của Nho giáo, vì vậy nếu ở thời Lê sơ khi chế độ quân chủ quyền chế đạt đến đỉnh cao, hệ tư tưởng Nho giáo chiếm địa vị độc tôn thì văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ. Thế kỉ XVI - XVIII, khi chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng thì thơ văn chữ Hán cũng suy giảm.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của thơ văn chữ Nôm : Đây là thời kì xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng với những tác phẩm bất hủ như Chinh phụ ngâm...
Advertisements (Quảng cáo)
+ Sự hình thành và phát triển của văn học dân gian: Sự suy thoái của văn học chính thống và những tác động của chính trị, xã hội... đã tạo điều kiện để thể loại văn học dân gian phát triển. Với các sáng tác tập thể của nhân dân, các tác phẩm đã nói lên tâm tư, nguyện vọng về cuộc sống tự do, thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương...
- Ý nghĩa:
+ Đem lại sự đa dạng phong phú cho văn học Việt Nam.
+ Thể hiện năng lực sáng tạo của nhân dân và làm cho văn học mang đậm màu sắc nhân dân.