Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển. Vì thế, ở đây không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi đàn gia súc lớn. Nhưng thiên nhiên đã “ưu đãi” cho vùng này một điều kiện hết sức thuận lợi - đó là gió mùa.
Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước. Vì thế cư dân Đông Nam Á từ rất xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn củ, ăn quả khác.
Ngay từ thời đại đồ đá. người ta đã tìm thấy dấu vết cư trú của con người ỏ hầu khắp các nước Đông Nam Á. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước đã hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt... Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp như Óc Eo (An Giang - Việt Nam), Ta-kcHa (bán đảo Mã Lai) v.v...
Advertisements (Quảng cáo)
Sự phát triển của các ngành kinh tế ỉà cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Sự ra đời của các vương quốc cổ Đông Nam Á còn gắn liền với tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ. Các nước Đỏng Nam A đã tiếp thu và vận dụng văn hoá Ấn Độ để phát triển sáng tạo vãn hoá của dân tộc mình.
Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía nam Đông Nam Á như Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, Vương quốc Phù Nam ở hạ lưu sông Mê Công, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a. Thời ấy, các quốc gia này còn nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của các vương quốc cổ, để rồi, trên cơ sở đó hình thành nên các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh sau này.