Trang chủ Lớp 10 Lịch sử lớp 10 Tư tưởng, tôn giáo

Tư tưởng, tôn giáo...

Tư tưởng, tôn giáo. Bước sang thời độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo vốn được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, có điều kiện phát triển.

Bước sang thời độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo vốn được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc, có điều kiện phát triển.

Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị, được đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử. Tuy nhiên, ở các thế kỉ X – XIV, trong nhân dân, ảnh hưởng của Nho giáo còn ít, đạo Phật còn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc đã tham gia bàn việc nước. Vua, quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật.

Sử cũ viết: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tôn miếu chưa dựng, xã tắc chưa lập mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức… cấp độ điệp cho hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng”.

(Đại Việt sử kí toàn thư)

Chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, nhiều người theo đạo Phật; đến nỗi một vị quan thời Trần đã nhận xét: “Thiên hạ năm phần thì sư tăng chiếm một”, hoặc “chỗ nào có người ở đều có chùa thờ Phật”.

Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hoà lẫn với các tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng.

Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suv dần. Thời Lê sơ, Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tỏn và vị trí đó được duy trì cho đến cuối thế kỉ XIX. Số người theo đạo Phật, Đạo giáo giảm bớt. Nhà nước phong kiến ban hành nhiều điểu lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của Nho giáo trong nhản dàn. Sự phát triển của giáo dục Nho học cũng góp phần củng cố vị trí của Nho giáo.