Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 (sách cũ) Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh trang 24...

Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh trang 24 SGK Văn 10, Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan vẻ cấu tạo, tính chất, quan hệ....

Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh - Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh trang 24 SGK Ngữ văn 10. Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan vẻ cấu tạo, tính chất, quan hệ. giá trị của một sự việc, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người

KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Tính chuẩn xác và một số  biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh

- Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan vẻ cấu tạo, tính chất, quan hệ. giá trị của một sự việc, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người

- Cần chú ý tới các điểm sau:

+ Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.

+ Thu thập đầy đủ tài liệu về vấn đề cần thuyết minh.

+ Chú ý đến thời điểm xuất bản của tài liệu để có thể cập nhật những thống tin mới và những thay đổi (nếu có).

2. Luyện tập

Đọc các câu hỏi a, b, c (mục I.2.SGK, trans 24, 25), trả lời để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:

a.  Muốn biết lời thuyết minh về chương trình học có chuẩn xác hay không, chỉ cần đối chiếu với mục lục sách Ngữ văn 10. Sau khi đối chiêu sẽ thấy lời thuyết minh không chuẩn xác vì:

- Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian.

- Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao. tục ngữ.

Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.

b. Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ "thiên cổ hùng văn”. ‘Thiên cổ hùng văn ” là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm.

c. Văn bản dẫn trong bài tập không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách nhà thơ.

II. TĨNH HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Advertisements (Quảng cáo)

Bốn biện pháp chủ yếu tạo tính hấp dãn cho văn bản thuyết minh:

- Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng, mơ hồ.

- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe).

- Kết hợp sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.

- Nên biết phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt.

2. Luyện tập

Đọc đoạn văn (1) (SGK, trang 26) và phân tích biện pháp làm cho luận điểm: "Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phái chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

"Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” là một luận điểm khái quát. Tác giả đã đưa ra hàng loạĩ những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng... để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu. Vì vậy việc thuyết minh trở nên hấp dẫn, sinh động.

3. Đọc đoạn trích (2) (SGK trang 26) và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết vé hòn đảo An Mạ.

- Nếu chỉ nói "Hồ Ba Bể là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng...” thì cũng đủ và chắc ít người phản đối, như thế là đúng nhưng chưa hấp din.

- Nhưng khi gắn hồ Ba Bể với truyền thuyết Pò Giá Mải thì nó trờ nén hấp dẫn và dễ nhớ hơn. Khi tác giả nói đến những sự tích, những truyền thuyết giúp ta như trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo. Ngắm phong cảnh với những cảm xúc như thế, tâm hồn ta sẽ giàu có hơn, sâu sắc hơn.

LUYỆN TẬP

Đọc đoạn trích trong tác phẩm "Miếng ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng (SGK, trang 27) và phân tích tính hấp dẫn của nó.

Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng hấp dẫn, sinh động vì:

- Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định.

- Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tượne, giàu liên tưởng như: "Bó hành hoa xanh như lá mạ”, "... một làn sương mỏng, mơ lìồ nhự một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở tron ự rừng mùa thu”...

- Tác giả bộc lộ rất nhiên cảm xúc: ‘Trông mà thèm quá”, "có ai lại đừng vào ăn cho được”...

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)