Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo Bài 9.12 trang 30, 31, 32 SBT Hóa 10 – Chân trời...

Bài 9.12 trang 30, 31, 32 SBT Hóa 10 - Chân trời sáng tạo: X, Y, Z là các hợp chất ion thuộc trong số các chất sau: NaF...

Bước 1: So sánh điện tích nguyên tử của các nguyên tố. Vận dụng kiến thức giải Bài 9.12 - Bài 9. Liên kết ion trang 30, 31, 32 - SBT Hóa 10 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

X, Y, Z là các hợp chất ion thuộc trong số các chất sau: NaF, MgO và MgCl2 Nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất X, Y, Z được thể hiện qua biểu đồ:D:\Documents\GIÁO ÁN HÓA CHUẨN\Sách chương trình mới\Ảnh, video phụ trợ\Bài 9 nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion.PNG

Trình bày cách xác định các chất X, Y, Z

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Bước 1: So sánh điện tích nguyên tử của các nguyên tố

- Bước 2: So sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tố

- Bước 3: Dựa vào nhận xét

+ “hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra liên kết mạnh hơn và các hợp chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết mạnh hơn”

+ Hợp chất ion nào có liên kết bền hơn sẽ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn

Answer - Lời giải/Đáp án

- So sánh giữa MgO và MgCl2

Advertisements (Quảng cáo)

+ Ion O2- có điện tích lớn hơn ion Cl-

+ Kích thước ion O2- nhỏ hơn ion Cl-

=> Liên kết trong MgO bền hơn so với MgCl2 => MgO có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với MgCl2

- So sánh giữa MgCl2 và NaF

+ Ion Cl- và ion F- có cùng điện tích

+ Kích thước ion F- nhỏ hơn nhiều ion Cl- (do cùng nhóm)

+ Ion Mg2+ có điện tích lớn hơn ion Na+

+ Kích thước ion Mg2+ nhỏ hơn không nhiều ion Na+ (do cùng chu kì)

=> Liên kết trong NaF bền hơn so với MgCl2 => NaF có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với MgCl2

=> Vậy X là MgCl2; Y là NaF và Z là MgO