Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức Vận dụng 7.19 trang 18, 19, 20 SBT Hóa 10 – Kết...

Vận dụng 7.19 trang 18, 19, 20 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức: Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn Ở trạng thái đơn chất...

Hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn và tổng số proton trong. Giải và trình bày phương pháp giải Vận dụng 7.19 - Bài 7. Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì trang 18, 19, 20 - SBT Hóa 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn Ở trạng thái đơn chất, X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân X và Y bằng 23.

a) Xác định X, Y.

b) Viết công thức các hợp chất oxide ứng với hoá trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X, Y và nêu tính acid – base của chúng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào

- Hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn và tổng số proton trong hạt nhân X và Y bằng 23 => ta có các trường hợp sau:

+ TH1: Hai nguyên tố cùng chu kì => p1 - p2 = 1

+ TH2: Hai nguyên tố cách nhau 1 chu kì

· Chu kì 1 và 2 => Chỉ có thể là 1H và 4Be

· Chu kì 2 và 3 hoặc 3 và 4 (X và Y đều là kim loại nhóm IA và IIA)

=> p1 - p2 = 9 hoặc p1 - p2 = 7

· Chu kì 3 và 4 (X và Y đều thuộc nhóm IIA đến VIIA) => p1 - p2 = 19 hoặc p1 - p2 = 17

+ TH3: Hai nguyên tố cách nhau 2 chu kì

· Chu kì 1 và 3 => Chỉ có thể là 1H và 12Mg

Answer - Lời giải/Đáp án

a) - Gọi số hạt proton trong nguyên tử X lần lượt là p1

- Gọi số hạt proton trong nguyên tử Y lần lượt là p2

- Hai nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn => ta có các trường hợp sau:

*Xét TH1: Hai nguyên tố cùng chu kì => p1 - p2 = 1 (1)

- Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23 => p1 + p2 = 23 (2)

Advertisements (Quảng cáo)

=> Từ (1) và (2) giải hệ 2 phương trình 2 ẩn ta có p1 = 12, p2 = 11

ð Vậy nguyên tố X là Magnesium (Mg) và nguyên tố Y là Sodium (Na) (thỏa mãn điều kiện X và Y không phản ứng với nhau ở điều kiện thường)

*Xét TH2: Hai nguyên tố cách nhau 1 chu kì (chu kì 1 và 2 hoặc chu kì 2 và 3)

+ Chu kì 1 và 2 => Chỉ có thể là 1H và 4Be => Loại vì tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23

+ Chu kì 2 và 3 => · p1 - p2 = 9 (1)

- Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23 => p1 + p2 = 23 (2)

=> Từ (1) và (2) giải hệ 2 phương trình 2 ẩn ta có p1 = 16, p2 = 7

=> Vậy nguyên tố X là Sulfur (S) và nguyên tố Y là Nitrogen (N) (thỏa mãn điều kiện X và Y không phản ứng với nhau ở điều kiện thường)

+ Chu kì 2 và 3 => · p1 - p2 = 7 (1’)

- Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23 => p1 + p2 = 23 (2)

=> Từ (1’) và (2) giải hệ 2 phương trình 2 ẩn ta có p1 = 15, p2 = 8

=> Vậy nguyên tố X là Phosphorus (P) và nguyên tố Y là Oxygen (O) (loại vì không thỏa mãn điều kiện X và Y không phản ứng với nhau ở điều kiện thường)

* Xét TH3: Hai nguyên tố cách nhau 2 chu kì

+ Chu kì 1 và 3 => chỉ có thể là 1H và 12Mg ” Loại vì tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23

ð Vậy nguyên tố X là Magnesium (Mg) và nguyên tố Y là Sodium (Na) hoặc nguyên tố X là Sulfur (S) và nguyên tố Y là Nitrogen (N)

b) *TH1: nguyên tố X là Magnesium (Mg) và nguyên tố Y là Sodium (Na)

- Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của Mg lần lượt là MgO, Mg(OH)2 (Mg(OH)2 là một base trung bình)

- Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của Na lần lượt là Na2O, NaOH (NaOH là một base mạnh)

*TH2: nguyên tố X là Sulfur (S) và nguyên tố Y là Nitrogen (N)

- Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của N lần lượt là N2O5, HNO3 (HNO3 là một acid mạnh)

- Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của X lần lượt là SO3, H2SO4 (H2SO4 là một acid mạnh)