Biết rằng tỉ số (N:Z) (N là tổng số hạt nơtron, Z là tổng số hạt proton) của
các nguyên tố có Z =1 đến Z = 20 có giá trị lớn nhất là 1,2.Xác định nguyên tử khối của nguyên tố.. Bài 1.38 trang 9 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 - BÀI 3. LUYỆN TẬP: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 34.
Biết rằng tỉ số \({N \over Z}\) (N là tổng số hạt nơtron, Z là tổng số hạt proton) của
các nguyên tố có Z =1 đến Z = 20 có giá trị lớn nhất là 1,2.Xác định nguyên tử khối của nguyên tố.
Z = số proton = số electron. N = số nơtron
Theo đề bài ta có : 2Z + N = 34
Ta biết rằng trong hạt nhân, số nơtron bao giờ cũng bằng hoặc lớn hơn số proton (trừ trường hợp duy nhất là hiđro có Z = 1).
N > Z. Vì vậy ta có : 3Z < 34, do đó \(Z < {{34} \over 3} = 11,3\) (1)
Advertisements (Quảng cáo)
Cũng vì N ≥ Z nên theo điều kiện của đề bài Z < 20, do đó :
\({N \over Z} \le 1,2 \to N \le 1,2{\rm{Z}}\)
Từ đó ta có : \(2{\rm{Z}} + N < 2{\rm{Z}} + 1,2{\rm{Z}}\,{\rm{;}}\,{\rm{34 < 3,2Z}} \Rightarrow Z > {{34} \over {3,2}} = 10,6\)(2)
Tổ hợp (1) và (2) ta có : 10,6 < Z < 11,3 mà Z nguyên. Vậy Z = 11. Đó là nguyên tố natri có 11 proton, 11 electron, 12 nơtron.
Số khối của nguyên tử : A = Z + N = 23 => NTK là 23