Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử lớp 10 Bài tập 6 trang 124 Sách bài tập Sử 10: BÀI TẬP...

Bài tập 6 trang 124 Sách bài tập Sử 10: BÀI TẬP 6. Vì sao nói: Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu...

BÀI TẬP 6. Vì sao nói: Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc ?. Bài tập 6 trang 124 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10 – Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

BÀI TẬP 6. Vì sao nói: Nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc ?

Trả lời:  

Có thể xem nét đặc trưng cơ bản của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc :

– Nét nổi bật trong thời kì phong kiến ở Việt Nam là cùng với việc xây dựng và phát triển quốc gia thì nhân dân đã phải liên tiếp kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân lộc. Trong khoảng hơn 9 thế kỉ, nhân dân ta đã chống ngoại xâm 10 lần lớn, vì vậy tinh thần yêu nước trong chống ngoại xâm trở thành nét đặc trưng cơ bản.

– Trong kháng chiến thì lòng yêu nước đã được biểu hiện rõ nét nhất khi phải mang tính mạng của mình để chứng tỏ. Trong kháng chiến thì ý thức, tình cảm và tâm hồn của người Việt Nam yêu nước mới trở nên trong sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết.

Advertisements (Quảng cáo)

– Khi nói về truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống ngoại xâm thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước… mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ… nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Mục lục môn Sử 10(SBT)