Trang chủ Lớp 10 SBT Ngữ văn 10 Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Văn...

Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Văn 10 tập 2: Giải câu 1, 2, 3 và câu 1, 2, 3, 4, 5...

Giải câu 1, 2, 3 và câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 98 SBT Ngữ văn 10 tập 2. Phân tích tác dụng của phép điệp trong các câu sau . Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối

Advertisements (Quảng cáo)

BÀI TẬP

I – PHÉP ĐIỆP

1. Bài tập 1, trang 124 – 125, SGK.

Chú ý phân biệt phép điệp tu từ và việc lặp lại từ ngữ nhưng không có giá trị tu từ. Việc lặp từ ngữ ở ngữ liệu (1) là phép điệp có giá trị tu từ (nhấn mạnh hình tượng nụ tầm xuân, diễn tả trạng thái không lối thoát của cảnh chim vào lồng, cá mắc câu), còn việc lặp từ ngữ ở ngữ liệu (2) chỉ có tác dụng so sánh, hay khẳng định nội dung hai vế của mỗi câu tục ngữ. Nên xem lại bài Điệp ngữ ở Ngữ văn 7, tập một.

2. Bài tập 2, trang 125, SGK.

 Anh (chị) tự tìm trong các bài văn đã học ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ và ba ví dụ về phép điệp tu từ. Chú ý dựa vào những ngữ liệu ở bài tập 1. Ví dụ :

– Hiện tượng điệp không có giá trị tu từ :

“Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhau như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng”.

(Nhà sàn, dẫn theo Ngữ văn 10, tập hai, tr.69)

– Phép điệp có giá trị tu từ :

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

(Đại cáo bình Ngô)

(Chú ý : có cả điệp từ, cả điệp kết cấu câu.)

3. Phân tích tác dụng của phép điệp trong các câu sau :

a)               Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

                  Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

                  Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

                  Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?

(Chinh phụ ngâm)

b) Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

(Hồ Chí Minh)

a) Trong đoạn thơ của Chinh phụ ngâm có dùng phép điệp nhiều lần (cùng, thấy, ngàn dâu…), đặc biệt là phép điệp liên hoàn (còn gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp ; từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau). Tác dụng : diễn tả sự cách xa đôi ngả, không gian rộng lớn và tâm trạng vô vọng của người ra đi và người trở về.

b) Trong lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh có cả phép điệp từ ngữ (với, nào, cũng…), cả phép điệp kết cấu ngữ pháp giữa các vế câu. Tác dụng : nhấn mạnh phẩm chất, sức mạnh và nhiệm vụ trọng đại của quân đội, đồng thời khẳng định niềm tin chắc chắn vào khả năng bách chiến bách thắng của quân đội.

II – PHÉP ĐỐI

1. Bài tập 1, trang 125 – 126, SGK.

– Trong ngữ liệu (1), mỗi câu bao gồm hai vế, các vế đó đối nhau về số tiếng, về từ loại (danh từ, động từ…), về cấu tạo từ (từ đơn, từ phức), về nghĩa của mỗi từ và lặp lại kết cấu ngữ pháp của mỗi vế.

– Trong ngữ liệu (2), phép đối diễn ra giữa hai dòng : dòng trên và dòng dưới, cũng theo quy tắc đối từng từ về đặc điểm từ loại, về nghĩa và lặp lại kết cấu ngữ pháp.

– Trong ngữ liệu (3), phép đối có giữa hai vế của câu bát trong cặp câu thơ lục bát ; ngoài ra còn có đối giữa hai cụm từ hoa cười / ngọc thốt ở câu thứ ba.

– Trong ngữ liệu (4), phép đối diễn ra giữa hai dòng : dòng trèn và dòng dưới.

2. Bài tập 2, trang 126, SGK.

Advertisements (Quảng cáo)

Phép đối trong tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng thiên nhiên. Hơn nữa, dùng phép đối thì tục ngữ có điều kiện để nêu những nhận định khái quát trong một khuôn khổ ngắn gọn, cô đọng. Phép đối trong tục ngữ thường đi đôi với vần, nhịp và phép điệp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp. Vì thế tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc. Ví dụ : Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

3. Bài tập 3, trang 126, SGK.

a) Tìm phép đối : Nên chú ý đến những thể loại dùng nhiều phép đối như tục ngữ, thơ Đường luật, văn biền ngẫu, câu đối. Có thể là đối giữa hai bộ phận trong câu, có thể là đối giữa hai câu với nhau.

b) Khi ra vế đối để đối lại, cần chú ý đến sự tương xứng về số lượng tiếng, từ ; về từ loại và ý nghĩa từng từ ở mỗi vị trí, về kết cấu ngữ pháp của từng vế đối. Có thể đối lại như sau :

                                                Tết đến, cả nhà vui như Tết.

                                                Xuân về, mọi nẻo đẹp như xuân.

4. Phân tích tác dụng của phép đối trong những câu sau:

a)                                        Khúc sông bên lở bên bồi

                                     Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

(Ca dao)

b)                                  Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao

                                Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

c) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung ;

                                                   chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm ;

                             tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

a) Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở và bên bồi của một khúc sông.

b) Phép đối -có tác dụng làm tăng mức độ của đêm khuya và trạng thái nhớ thương, buồn bã trong lòng người xa cách.

c) Phép đối có ở từng cặp câu văn tế; ở mỗi cặp, diễn tả sự đối lập giữa công việc làm ruộng quen thuộc hằng ngày với việc quân cơ chiến trận xa lạ đối với người nông dân Cần Giuộc.

5. Sưu tầm một vài câu đối ngày Tết và phân tích phép đối trong đó.

Sưu tầm trên các trang báo Tết, nơi thường đăng những câu đối Tết. Ví dụ: trên báo Văn nghệ, số Xuân Bính Tuất, 2006:

–                      Trí tuệ Việt Nam phát huy hết tầm sẽ mau phú quý

                       Nhân tài Âu Lạc khai thác cao độ ắt chóng hùng cường.

(Lam Điền)

–                      Dẹp hết lũ gian tham, niềm tin củng cố

                       Xua tan phường ô lại, cuộc sống yên vui.

(Nguyễn Quang Phấn)