Trang chủ Lớp 10 SBT Ngữ văn 10 (sách cũ) Tổng quan văn học Việt Nam -sbt Văn 10 trang 5: bộ...

Tổng quan văn học Việt Nam -sbt Văn 10 trang 5: bộ phận hợp thành và quá trình phát triển...

Giải câu 1, 2, 3 trang 5 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 10 tập 1. Hãy nêu các bộ phận hợp thành và quá trình phát triển của văn học Việt Nam.. Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam SBT Ngữ văn 10 tập 1 - Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam

1. Hãy nêu các bộ phận hợp thành và quá trình phát triển của văn học Việt Nam.

- Cần nêu được hai bộ phận của văn học Việt Nam là văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có quan hệ qua lại, đồng thời có những đặc trưng riêng.

- Trong bộ phận văn học viết, có hai kiểu loại văn học là văn học trung đại và văn học hiện đại.

Khái niệm văn học trung đại và văn học hiện đại không bao hàm nghĩa đánh giá hơn / kém, khen / chê mà chỉ nhằm nhấn mạnh đặc điểm của mỗi kiểu loại văn học. Văn học trung đại là khái niệm dùng để chỉ thời kì văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX, văn học viết Việt Nam có thể được chia thành hai thời kì lớn : văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 và văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Tuy mỗi thời kì có những đặc điểm riêng, nhưng nhìn chung cả hai đều nằm trong xu hướng phát triển chung của quá trình hiện đại hoá nền văn học dân tộc. Do đó, có thể nói cả hai thời kì đều thuộc về văn học hiện đại.

2. Trình bày ngắn gọn một số điểm khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại.

Cần nêu được một số nét khác biệt chủ yếu giữa văn học trung đại và văn học hiện đại qua việc so sánh bốn tiêu chí sau:

- Tác giả

- Đời sống văn học

- Thể loại

- Thi pháp

3. Đọc lại mục III - Con người Việt Nam qua văn học (SGK, trang 10) và cho biết :

a)  Một vài hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong ca dao, dân ca và thơ trung đại, thơ hiện đại;

b) Tên một vài tác phẩm thể hiện lòng yêu nước của con người Việt Nam ;

c) Tên một vài tác phẩm có nội dung phê phán xã hội phong kiến, xã hội thuộc địa phong kiến ; lên án giai cấp thống trị áp bức, bóc lột nhân dân ;

d) Một vài câu ca dao, một (hoặc vài) bài thơ về tình yêu.

a) Có thể sưu tầm từ các tuyển tập ca dao, dân ca, các tuyển tập thơ trung đại, thơ hiện đại ; cũng có thể xem lại sách Ngữ văn các lóp dưới để làm bài tập này.

Ví dụ :

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

Advertisements (Quảng cáo)

Non non, nước nước, như tranh hoạ đồ.

                                                    (Ca dao)

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hon ?

                                                           (Nguyễn Đình Thi)

b) Có thể dựa vào kiến thức đã học ở các lớp dưới để làm bài tập, ví dụ : Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi).

c) Có thể dẫn ra một số câu ca dao, một số truyện cười dân gian hoặc một số tác phẩm văn học viết trung đại, hiện đại. Ví dụ, ca dao xưa phê phán giai cấp thống trị áp bức, bóc lột nhân dân :

Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.

hoặc truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày (Ngữ văn 10, tập một, trang 80).

Văn học viết cũng có nhiều tác phẩm lên án xã hội phong kiến (Truyện Kiều của Nguyễn Du), xã hội thuộc địa phong kiến (Tắt đèn của Ngô Tất Tố).

d) Đề tài tình yêu xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca và thơ ca của văn học viết, đặc biệt trong thơ hiện đại.

Ví dụ :

Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

                                              (Ca dao)

hoặc các bài thơ : Tương tư (Nguyễn Bính), Sóng, Thuyền và biển (Xuân Quỳnh)... là những sáng tác hay về đề tài tình yêu.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)