Câu hỏi/bài tập:
Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư kể từ lúc được thả rơi. Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật đã tăng lên bao nhiêu? Lấy gia tốc rơi tự do g= 9,8 m/s2.
- Tính quãng đường đi đực và vận tốc của vật trong giây thứ 3 và giây thứ 4.
- Sử dụng công thức tính độ dịch chuyển, quãng đường đi được, vận tốc của chuyển động rơi tự do: d = s = \(\frac{1}{2}\)gt2; v = gt.
- Khi đó: ∆s = s4 – s3; ∆v = v4 – v3.
Quãng đường mà cật rơi tự do đi được sau khoảng thới gian t tính theo công thức: s = \(\frac{1}{2}\)gt2.
Suy ra quãng đường vật rơi tự do đi được sau khoảng thời gian t = 3 s là:
Advertisements (Quảng cáo)
s3 = \(\frac{1}{2}\)g32 = 4,5g
Quãng đường vật rơi tự do đi được sau khoảng thời gian t = 4 s là:
S4 = \(\frac{1}{2}\)g42 = 8g
Do đó, quãng đường mà vật rơi tự do đi dược trong giây thứ 4 là:
∆s = s4 – s3 = 8g – 4,5g = 3,5g = 3,5.9,8 = 34,3 m.
Vận tốc của vật rơi tự do tính theo công thức: v = gt
Suy ra, trong giây thứ tư, vận tốc của vật đã tăng lên một lượng bằng:
∆v = v4 – v3 = 4g – 3g = g = 9,8 (m/s).