Câu hỏi/bài tập:
Một chú khỉ diễn xiếc treo mình cân bằng trên dây thừng như Hình 17.3. Xác định lực căng xuất hiện trên các đoạn dây OA, OB. Biết chú khỉ có khối lượng 7 kg. Lấy g = 9,8 m/s2.
Viết phương trình cân bằng lực: \(\overrightarrow {{T_1}} + \overrightarrow {{T_2}} + \overrightarrow P = \overrightarrow 0 \).
Tổng hợp các lực theo quy tắc hình bình hành.
Chọn hệ trục Oxy có chiều dương hướng lên (Oy) và hướng từ trái sang phải (Ox).
Chiếu phương trình lần lượt lên chiều (+) của trục Oy, Ox. Giải hệ phương trình.
Sử dụng công thức: P = mg để tính P.
Advertisements (Quảng cáo)
Theo công thức tính trọng lượng, ta có: P = mg = 68,6 N.
Khi vật cân bằng, ta có phương trình cân bằng lực sau: \(\overrightarrow {{T_1}} + \overrightarrow {{T_2}} + \overrightarrow P = \overrightarrow 0 \).
Chọn hệ trục Oxy có chiều dương hướng lên (Oy) và hướng từ trái sang phải (Ox).
Các lực thành phần theo trục Oy cân bằng nhau:
T1sin18o + T2sin26o – P = 0 (1)
Các lực thành phần theo trục Ox cân bằng nhau:
T1cos18o = T2cos26o (2)
Từ (1) và (2) => T1 = 88,6 N; T2 = 93,9 N.
Vậy lực căng xuất hiện trên đoạn dây OA có độ lớn T1 = 88,6 N; lực căng xuất hiện trên đoạn dây OB có độ lớn bằng T2 = 93,9 N.