Mở đầu
Quan sát Hình 16.1 và cho biết quy trình trồng trọt gồm các bước nào |
Kết hợp sách giáo khoa trang 87 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Quy trình trồng trọt gồm các bước:
- Bước 1: Làm đất, bón lót
- Bước 2: Gieo hạt, trồng cây
- Bước 3: Chăm sóc
- Bước 4: Thu hoạch
Luyện tập
Cày, bừa đất có tác dụng gì đối với cây trồng? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 87 để trả lời câu hỏi
Cày, bừa đất có tác dụng đối với cây trồng: cày bừa là dọn sạch cỏ dại và các vật thể cứng ở trong đất, giúp làm nhỏ và tơi xốp đất giúp đất sạch, có nhiều chất dinh dưỡng hơn giúp cây dễ hấp thụ và phát triển tốt hơn.
Hình thành kiến thức
Chọn đất như thế nào để thích hợp với cây trồng nước, cây trồng cạn? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 87 để trả lời câu hỏi
- Đất thích hợp với cây trồng nước: đất phù sa, đất bùn, đất sét
- Đất thích hợp với cây trồng cạn: đất cát, đất thịt, đất đen, đất đỏ bazan,...
Luyện tập
1. Trong các loại cây trồng sau đây, cây nào không cần lên luống để trồng: lúa, rau cần ta, cà chua, khoai lang, nhãn, hoa cúc? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 87 để trả lời câu hỏi
Cây không cần lên luống để trồng: nhãn
2. Em hãy quan sát hai kiểu luống A, B ở Hình 16.2 và cho biết kiểu luống nào thích hợp cho trồng cây mùa mưa? Vì sao? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 87 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Giữa hai kiểu luống A và B, kiểu luống thích hợp cho trồng cây mùa mưa là:
Luống B. Vì luống B cao, hẹp và thoải tránh ngập úng khi trồng cây vào mùa mưa.
Vận dụng
Hãy mô tả phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 87 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang:
- Chọn đất ẩm, đất cát pha, cày, bừa đất.
- Lên luống có chiều rộng 0,8 – 1mm, cao 25 – 30cm, rãnh thoát nước 30cm.
- Tiến hành rạch hàng, trồng khoai khi cây vừa nhú mầm.
- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng: 30 – 40cm.