Hình thành kiến thức
1. Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót? Vì sao? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi
Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót:
- Phân có hàm lượng hữu cơ cao (phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh). Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.
- Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.
- Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lên cao: Với các loại cây màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao, đạm và kali thấp cũng thường dùng bón lót.
- VD: Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3; DAP 18-46, NPK 16.16.8; NPK 12.15.5...
Vì đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân bón trên dễ hòa tan, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp có tác dụng làm xốp đất, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học, đối với các loại phân vi sinh thì các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất. => có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng.
2. Quan sát các phương pháp bón lót ở Hình 16.3 và cho biết mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng nào? Hãy lấy ví dụ. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 88 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng:
- Bón vãi: ngô, dưa chuột, dưa hấu , dưa lưới, chè
- Bón theo hàng: phù hợp với các loại cây rau và các cây trồng theo luống. VD: cây ngô, cây mía, cây lúa, ..
- Bón theo hốc: phù hợp với cây ăn quả. VD: bưởi, táo, ổi, lê, cam
- Bón theo hốc: cây mộc, cây tường vi,..
Luyện tập
Nên bón phân lót cho cây lúa và cây cam vào lúc nào? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi
Phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi:
- Cây lúa: bón theo hàng
- Cây bưởi: bón theo hốc
Vận dụng
Hãy mô tả phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi
Phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi:
- Cây lúa: bón theo hàng
- Cây bưởi: bón theo hốc
Hình thành kiến thức
1. Những loại cây trồng như thế nào nên trồng trực tiếp bằng hạt ? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi
Những loại cây ăn quả, những loại cây ra hạt (hạt chắc..) nên trồng trực tiếp bằng hạt
2. Loại hạt nào thích hợp với phương pháp gieo vãi, gieo theo hàng, gieo theo hốc? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi
- Gieo vãi: hạt thóc
- Gieo theo hàng: hạt đỗ
- Gieo theo hốc: hạt ngô
Luyện tập
Hãy phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo hạt |
Kết hợp sách giáo khoa trang 88 để trả lời câu hỏi
Hãy phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo hạt:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
Gieo vãi |
Nhanh, ít tốn công, gây lãng phí hạt giống |
Số lượng hạt nhiều khó chăm sóc |
Gieo hàng, gieo hốc |
Chăm sóc dễ dàng, ít lãng phí hạt giống |
Tốn nhiều công |