Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 2 mục II trang 83 Địa lý 10: Dựa vào...

Câu hỏi 2 mục II trang 83 Địa lý 10: Dựa vào bảng 20.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày cơ cấu dân số theo lao động. Lấy ví dụ minh họa...

Đọc thông tin mục 1 (Cơ cấu dân số theo lao động) và quan sát bảng 20. Gợi ý giải Câu hỏi 2 mục II trang 83 SGK Địa lí 10 - Bài 20. Cơ cấu dân số.

Dựa vào bảng 20.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày cơ cấu dân số theo lao động. Lấy ví dụ minh họa.

Đọc thông tin mục 1 (Cơ cấu dân số theo lao động) và quan sát bảng 20.2 để lấy ví dụ minh họa.

Cơ cấu dân số theo lao động:

- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Nguồn lao động:

+ Nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.

+ 2 nhóm: Dân số hoặt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.

- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế (3 khu vực):

+ Khu vực I (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản);

+ Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng);

+ Khu vực III (Dịch vụ).

=> Thay đổi theo thời gian ở từng quốc gia, khu vực trên thế giới.

+ Các nước đang phát triển: lao động trong khu vực I chiếm tỉ lệ cao, xu hướng giảm.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Các nước phát triển: tỉ lệ lao động ở khu vực III cao, xu hướng tăng.

- Ví dụ:

+ Bu-run-đi và Ấn Độ là 2 quốc gia đang phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực I cao, lần lượt là 86,2% và 42,6% (2019), xu hướng giảm (Năm 2019, tỉ lệ lao động trong khu vực I của Bu-run-đi giảm 5,8% so với năm 1999 và Ấn Độ giảm 17,5%).

+ Anh là quốc gia phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực III cao (80,8% - năm 2019), xu hướng tăng (năm 2019 tăng 8,2% so với năm 1999).

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa. Cho ví dụ minh họa.

Đọc thông tin trong mục 2 (Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa).

Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:

- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, đồng thời là một tiêu chí đánh giá chất lượng của sống của 1 quốc gia.

- Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, người ta dựa vào:

+ Tỉ lệ người biết chữ (nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên).

+ Số năm đi học trung bình (nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên).

- Cơ cấu theo trình độ văn hóa có sự khác nhau giữa các nước, các khu vực trên thế giới, giữa thành thị và nông thôn.

- Ví dụ: Tỉ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam là 97,85% (2020).