Nhiệt phân nhựa cây gutta peccha người ta thu được một chất lỏng A chứa 88,23% C; 11,76% H. Tủ khối hơi của A só với nitơ bằng 2,43. Cứ 0,340 g A phản ứng với brom dư thì cho 1,940 g một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. Cho A phản ứng với dư thì thu được isopentan.
a) Hãy xác định công thức phân tử của A
b) Các dữ kiện trên đã đủ để xác định công thức cấu tạo của A chưa, vì sao ?
Giải
a) Ta có \({M_A} = 2,43.28 = 68\) (g/mol)
Từ thành phần phần trăm khối lượng đã cho ta thấy A là điđrocacbon.
Đặt công thức tổng quát của A là \({C_x}{H_y}\)
Ta có \(x:y = \frac{{\% C}}{{12}}:\frac{{\% H}}{1} = \frac{{88,23}}{{12}}:\frac{{11,76}}{1} = 5:8\)
Advertisements (Quảng cáo)
Công thức đơn giản của A là \({\left( {{C_5}{H_8}} \right)_n}\) . Với \({M_A} = 68 \Rightarrow n = 1\)
Công thức phân tử của A là \({C_5}{H_8}\)
b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
\({m_A} + {m_{B{r_2}}} = {m_{sp}} \Rightarrow 0,34 + {m_{B{r_2}}} = 1,94 \)
\(\Rightarrow {m_{B{r_2}}} = 1,6g \Rightarrow {n_{B{r_2}}} = 0,01mol\)
A tác dụng với \(B{r_2}\) theo tỉ lệ mol 0,005 : 0,01 = 1: 2
\(\Rightarrow\) A là ankađien hoặc ankin. Như vậy A có 3 đồng phân ( 2 đồng phân ankađien và 1 đồng phân ankin)