Trang chủ Lớp 11 Lịch sử lớp 11 (sách cũ) Dựa trên lược đồ (hình 8), trình bày diễn biến chính của...

Dựa trên lược đồ (hình 8), trình bày diễn biến chính của cách mạng Tân Hợi...

Dựa trên lược đồ (hình 8), trình bày diễn biến chính của cách mạng Tân Hợi. Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh.

Đầu năm 1905, phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc đã lan rộng khắp các tỉnh. Hoa Kiều ở nước ngoài cũng nhiệt liệt hưởng ứng phong trào. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn từ châu Âu về Nhật Bản, hội bàn với những người  đứng đầu các tổ chức cách mạng trong nước để thống nhất lực lượng thành một chính đảng. Tháng 8-1905, Trung Quốc Đồng minh hội-chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời.

Tham gia tổ chức này có trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông. Cương lĩnh chính trị của Đồng minh hội, dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hộ, phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường dân chủ tư sản. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà cách mạng khác đã tích cực chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh” Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng.

Advertisements (Quảng cáo)

Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.

Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu là Chính phủ lâm thời. Tại đại hội này, Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân, nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân như đã ghi trong Cương lĩnh của Đồng minh hội.

Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số người lãnh đạo Đồng minh hội chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải-một đại thần của triều đình Mãn Thanh. Theo thỏa thuân, sau khi đã ép buộc vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn phải từ chức (2-2912), ngày 6-3-1912 Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Trên thực tếm cách mạng đến đây chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quố, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Lịch sử lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)