Những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ. Phong trào kéo dài trong suốt những năm 30 thông qua các chiến dịch bất hợp tác với thực dân Anh, do Gan-đi và Đảng Quốc đại khởi xướng.
Đầu năm 1930, chiến dịch bất hợp tác bùng nổ với việc Gan-đi thực hiện một cuộc hành trình lịch sử dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh. Tháng 12-1931, ông lại phát động chiến dịch bất hợp tác mới. Thực dân Anh tăng cường khủng bố, đàn áp, đồng thời thực hiện các biện pháp mua chuộc nhằm chia rẽ hàng ngũ cách mạng. Bất chấp các thủ đoạn hai mặt của chính quyền thực dân, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ diễn ra sôi động và lan rộng trong cả nước, liên kết được tất cả các lực lượng chính trị thành một Mặt trận thống nhất trên thực tế.
Advertisements (Quảng cáo)
Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính quyền Anh tuyên chiến ở châu Âu và tuyên bố Ấn Độ là một bên tham chiến. Phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang một thời kì mới.