a) Về văn học
Thời kì từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới và chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Ở phương Tây, khi giai cấp tư sản nắm quyền thống trị và mở rộng việc xâm chiếm, đô hộ các nước thuộc địa thì đời sống của nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ. Nhiều nhà văn, nhà thơ, những người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong tác phẩm của mình.
Vích-to Huy gô (1802-1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch Pháp. Các tác phẩm của ông, đặc biệt xuất sắc là tiểu thuyết những người khốn khổ, thê hiện lòng yêu nước vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ.
Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka –rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn- x tôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.
Mác Tuên (1835-1910) là nhà văn lớn của Mĩ vào thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, với các tác phẩm nổi tiếng như: Những người I-nô-xăng đi du lịch, những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ. Bằng ngòi bút trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc, Mác tuên đã miêu tả chân thực cuộc sống xã hội Mĩ lúc bấy giờ, thế hiện lòng yêu thương với con người, trước hết là nhân dân lao động nghèo khổ.
Ngoài ra còn có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác, như Pu-skin (Nga, 1799-137), Ban-dắc (Pháp, 1799-1850), An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805-1875); còn có thể kể đến Mô-pát xăng (Pháp, 1850-1893), Sê-khốp (Nga, 1860-1904), Giắc Lơn đơn (Mĩ, 1876-1916), Béc-tơn Brech (Đức, 1898-1956…).. Các tác phẩm của họ đã phản ánh khá rõ nét đời sống nhân dân đương thời, đặc biệt là của những người lao động nghèo khổ.
Ở các nước phương Đông, văn học cũng có những bước tiến bộ rõ rệt, phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới dưới ách thực dân phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng, quật khởi trong đấu tranh cho độc lập, dân tộc.
Advertisements (Quảng cáo)
Ra-bin-đra-nát Ta-go là nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Ông để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, luận văn, bút kí, ca khúc và tranh vẽ, tiêu biểu là tập thơ dâng (đoạt giải Noben năm 1913). Các sáng tác của ông thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như :Nhật kí người điên, AQ chính truyện…
Hô-xê Ri-dan , nhà văn, nhà thơ lớn của Phi-líp-pin, với tác phẩm tiêu biểu như Đừng động vào tôi, đã tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược và miêu tả cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Phi-líp-pin.
Hô-xê Mác-ti, nhà văn Cu-ba, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh, niềm tin vào thắng lợi của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Cu-ba cũng như khu vực Mĩ Latinh.
b) Về nghệ thuật
Thời cận đại, đặc biệt vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, các lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc… cũng rất phát triển. Cung điện Véc xai (Pháp) được hoàn thành vào băm 1708, tiếp tục được hoàn chỉnh và trở thành một công trình nghệ thuật kiến trúc sâu sắc. Nhiều tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng trong lịch sử nhân loại được trưng bày trong các bảo tàng lớn ra đời vào thời cận đại.
Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, ở Pa-ri (Pháp) đã tụ họp nhiều nhà văn hóa lớn, trong đó có các họa sĩ danh tiếng như Van Gốc (Hà Lan), Phu-gi-ta (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha), Lê-vi-tan (Nga)…
Về âm nhạc, nổi bật là Trai-cốp-xki (1840-2893)-một trong những điển hình của nền âm nhạc hiện thực thế giới thời bấy giờ. Tác phẩm nổi tiếng của ông có vở opera Con đầm pích, các vở ba lê Hồ thiên nga , Người đẹp ngủ trong rừng…