Trang chủ Lớp 11 Lịch sử lớp 11 (sách cũ) Tình hình nước Đức trong những năm 1924-1929 như thế nào?

Tình hình nước Đức trong những năm 1924-1929 như thế nào?...

Tình hình nước Đức trong những năm 1924-1929 như thế nào?. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn năng nề vào nền kinh tế Đức.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm  1929 đã giáng đòn năng nề vào nền kinh tế Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. Số người thất nghiệp lên tới hơn 5 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của quần chúng lao động đã dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng đó.

Trong bối cảnh ấy, các thế lực phản động, hiếu chiến, đăc biệt là  Đảng Công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã), ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. Đứng đầu Đảng Quốc xã là Hít-le, ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.

Advertisements (Quảng cáo)

Trong khi giới đại tư bản ngày càng ủng hộ lực lượng phát xít, Đảng Cộng sản Đức đã kêu gọi quần chúng đấu tranh để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, Đảng Xã hội dân chủ đảng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân lao động-đã từ chối hợp tác với những người cộng sản. Điều đó đã tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức. Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới, mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Lịch sử lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)