1. Xuất xứ, chủ đề.
a. Xuất xứ.
- Cần Giuộc thuộc Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta, diễn ra đêm 14 tháng 12 âm lịch (1861). Hơn 20 nghĩa quân đã anh dũng hi sinh. Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu Đồ Chiểu viết bài văn tế này. Ngay sau đó, vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương khác.
b. Chủ đề
- Bài vàn tế ca ngợi những nghĩa sĩ - nông dân sông anh dũng, chết Vẻ vang trong sự nghiệp đánh Pháp để cứu dân, cứu nước.
2. Hình ảnh người nghĩa sĩ.
a. Nguồn gốc.
Nông dân nghèo khố “cui cút làm ăn”, cần cù lao động "chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”. Chất, phác hiền lành:
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”.
b. Tâm hồn.
Yêu, ghét dứt khoát, rõ ràng: "ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “đâu dung lũ treo dê bán chó”. Căm thù quyết không đội trời chung với giặc Pháp:
"Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cấn cổ”.
Yêu nước, yêu xóm làng quê hương, tự nguyện đứng lên đánh giặc: “Mến nghĩa làm quân chiêu một”, “phen này xin ra sức đoạn kinh”, “chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
c. Trang bị.
- Không phải là lính chính quy của triều đình “chẳng phải quân cơ, quân vệ”, chảng có “bao tấu, bầu ngòi”. Họ chỉ là “dân ấp, dân lăn”, vì “bát cơm manh áo” mà đánh giặc. Trang bị thô sơ, áo mặc chỉ là “một manh áo vải”, vũ khí là một ngọn tầm vông, một lưỡi dao phay, hoặc “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi” ...
Kẻ thù của họ là mã tà, ma ni, là thằng Tây “bẩn đạn nhỏ đạn to”, có “tàu sắt, tàu đồng súng nổ”.
Advertisements (Quảng cáo)
d. Chiến đấu dũng cảm và anh dũng hi sinh.
- Dũng cảm tiến công như vũ bão: “Đạp rào lướt tới”, “kẻ đâm ngang, người chém ngược”, “bọn hè trước lũ ó sau”.
- Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lẫm liệt hiên ngang: “nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ”.
- Chiến công oanh liệt: “đốt xong nhà dạy đạo kia”, “cũng chém rớt đầu quan hai nọ”, “làm cho mã tà, ma ni hồn kinh”.
- Hi sinh đột ngột trên chiến địa: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”.
- Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca, khâm phục và biết ơn các nghĩa sĩ. Ông đã dựng lên một tượng đài bi tráng về người nông dân đánh giặc cứu nước trong buổi dầu giặc Pháp xâm lăng đất nước ta.
3. Tình cảm cao đẹp, tư tưởng tiến bộ.
“Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc” hàm chứa những tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
- Ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần tự nguyện đánh giặc đề cứu nước của các nghĩa sĩ. Khẳng định vị trí và vai trò của người nông dân trong lịch sử chống xâm lăng vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Tiếc thương những nghĩa sĩ đã anh dũng hi sinh (câu 18,25).
- Khẳng định một quan niệm về sống và chết: chết vinh còn hơn sống nhục. Không thể “theo quân tà đạo”, “ở lính mã tà” đánh thuê, làm bia đỡ đạn, sống cuộc đời bán nước cầu vinh “chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Trái lại, phải sống anh dũng, chết vẻ vang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia..”.
- Tự hào về các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc, tên tuổi họ, tinh thần họ bất tử: "danh thơm đồn sáu tỉnh chủng đều khen...”, “tiếng ngay trải muôn đời ai căng một”, “cây hương nghĩa sĩ tháp thêm thơm” ...
Tóm lại, lần đầu tiêu trong nền văn học dân tộc, Nguyễn Đinh Chiểu đã khắc họa và ngợi ca người nông dân Nam Bộ và những anh hùng thời đại đã sống, chiến đấu và hi sinh vì đại nghĩa.
Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ bình dị như cách nói, cách nghĩ và cách cảm của nhân dân miền Nam. Các kiểu câu tứ tự, song quan. cách cú, gối hạc, câu nào cũng đặc sắc, hô ứng, đôi chọi, cân xứng đẹp.
- Chất trữ tình kết hợp với chất anh hùng ca tạo nên màu sắc bi tráng.
- Hình tượng người chiến sĩ nghĩa quân được khắc họa tuyệt đẹp trong tư thế lẫm liệt hiên ngang.
Có thê nói: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một bài ca yêu nước chỗng xâm lăng, là kiệt tác trong kho tàng văn tế cổ kim của dân tộc.