GỢI Ý LÀM BÀI
A. Khái quát
Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai người cùng thời. Họ sống trong buổi đầu của thời đại thực dân nửa phong kiến ớ nước ta với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác...
B. Phân tích
Cả Nguyễn Khuyến và Tú Xương có chung nỗi niềm, đó là sự đau xót và căm ghét thực tại xã hội đương thời. Thế nhưng hoàn cảnh sống và thân thế của hai người khác nhau, khiến cho giọng thơ của họ có những điểm khác nhau khá rõ:
- Nguyễn Khuyến đỗ đạt cao, có khoa danh, từng làm quan... bởi thế mà nụ cười châm biếm trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính chất nhẹ nhàng, thâm thuý (dẫn chứng trong các bài Ông phỗng đá, Tiến sĩ giấy, Hội Tây...).
- Trong khi đó, Tú Xương đi thi tới tám lần mà chỉ đỗ tú tài, không được bổ dụng, cảnh nhà thì nheo nhóc, túng thiếu khiến cho giọng thơ châm biếm của Tú Xương mạnh mẽ, cay độc. Tú Xương đả phá tất cả:
+ Bọn quan lại:
Chữ y chữ chiểu không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ tiền.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Đạo lí xã hội:
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
+ Các bậc phu nhân:
Đôi đức bà lên mặt phu nhân,
Ngón đĩ thoã bà nào cũng nhất.
+ Đạo học:
Đạo học ngày nay chán lắm rồi,
Mười người đi học chín người thôi.
v.v.