Trang chủ Lớp 11 Ngữ văn lớp 11 (sách cũ) Phân tích bài Lai Tân của Hổ Chí Minh, Phân tích bài...

Phân tích bài Lai Tân của Hổ Chí Minh, Phân tích bài Lai Tân của Hổ Chí Minh, bình giảng cảm nhận về tác phẩm này...

Đọc thêm: Lai Tân - Hồ Chí Minh - Phân tích bài Lai Tân của Hổ Chí Minh. Phân tích bài Lai Tân của Hổ Chí Minh, bình giảng cảm nhận về tác phẩm này

-  Nhật kí trong tù (1942 - 1943) tập thơ xuất sắc, giàu tính chiến đấu, chất trí tuệ và đậm chất trữ tình của nhà thơ lớn Hồ Chí Minh.

-  Tập thơ có hình thức nhật kí, đa dạng về bút pháp, giọng điệu trong đó bút pháp tự sự trào phúng chủ yếu để chế giễu, châm biếm, lên án nhà tù và chế độ xã hội Trung Hoa dân quổc.

-   Bài thơ Lai Tân sử dụng bút pháp tự sự trào phũag giàu chất trí tuệ.

I. HƯỚNG CẢM THỤ

Ba câu thơ đầu được thuật chuyện các nhân vật

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn huyện trưởng làm công việc

Tác giả không nêu tên mà chỉ điểm danh từng người một, chức vụ gắn với trọng trách xả hội trong bộ máy công quyền, họ phải làm gương cho dân chúng trong việc thực thi pháp luật.

Cách điểm danh và kế việc rành mạch tưởng như ai lo phận nấy, theo đuổi một cách mẫn cán. Nhưng họ đã làm việc gì.

Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc. Đánh bạc là phạm pháp, đánh bạc ở ngoài quan bắt tôi thế mà trong tù đánh bạc được công khai nên chủ ngục đánh bạc nhiều hơn ai hết. Bọn quan coi ngục đã coi thường luật pháp.

Cảnh sát trưởng bắt người vô tội để họ chạy vạy, lo lót, xin xỏ. Tên này rất ranh ma, dụng chuyện đế ăn hối lộ. Còn khi chuyển lao thì tìm cách ăn chặn tù nhân. Hành vi của hắn thật bẩn thỉu, đê tiện.

Huyện trưởng chong đèn làm việc thâu đêm. Ông ta làm việc gì không được biết. Hút thuốc phiện? Đồi bại đến thế! Soạn công văn ? Chăm chỉ làm việc mà không biết cấp dưới thao túng, lũng đoạn, nhũng nhiễu dân chúng. Hắn chi là một viên quan làm vì, dốt nát nên dễ bị cấp dưới qua mặt. Bất tài, vô trách nhiệm như thế là cùng. Hay là có biết nhưng làm ngơ, có mắt mà như mù. Vậy thì cá mè một lứa, một bè lũ quan lại tham nhùng thôi nát. Ý thơ lấp lửng gợi được nội dung nhiều chiều.

Phép liệt kê quan chức từ nhỏ đến lớn và phép tăng tiến cho thấy phạm vi hiện thực được mở rộng dần theo từng cấp bậc, chức càng cao càng hủ bại. Phép điệu cú cho thấy công việc của bọn họ khá nhịp nhàng, rành rạch và bức tranh hiện lên sinh động như màn kịch câm.Việc làm cùa họ quên thuộc đến mức gần như vô thức. Bộ máy cai trị vẫn cứ chạy dều, nhịp sống vẫn diễn ra bình thường. Trong quy luật sinh học, cái đột biến mà phổ biến thì trở thành thường biến. Sinh học chỉ ghi nhận cái thường biến để nhận thức bản chất đối tượng. Cái bất thường được lặp đi lặp lại hóa ra bình thường, ở Lai Tân cái thối nát đến cực đại trở thành sự thường, thành nền nếp quy củ hẳn hoi, họ rất khéo léo che đậy nên cuộc sống vẫn yên ổn. Đó là cái đáng sợ nhất. Tiếng cười phê phán châm biếm có chiều sâu trí tuệ là ở đó.

Hai câu thơ đầu tác giả vạch rõ ra cái thối nát của ban trưởng, cảnh sát trưởng. Câu thứ ba lại bỏ lửng càng tăng thêm ý vị mỉa mai trào lộng.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu thơ kết bình luận, đánh giá sự việc đã được kể

Theo mạch tự sự thì câu thơ cuối mang nội dung phê phán nhưng tác giả kết luận ngược

Trời đất Lai Tân vẫn Thái Bình (Lai Tân y cựu thái bình yên)

Thối nát như vậy thì “thái bình” sao nổi. Đang loạn đấy chứ. “Y cựu” đối với “Lai Tân”. Lai Tân mà vẫn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nếp không đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra từ cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy.

Hay đây là lời nhận xét bao biện của bọn chúng. Tiêu cực thì có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì “vẫn thái bình, thịnh trị”. Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.

Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh thế giới đang chao đảo vì chiến tranh. Nước Trung Hoa cũng đang tang tóc vì bọn phát xít.

Trong khi: tráng sĩ đua nhau ra mặt trận

Hoàn cầu bốc lửa rực trời xanh.

Thì bọn chúng ở góc huyện này vẫn rung đùi hưởng thụ và đục khoét dân chúng. Ở đâu đánh giặc cứ đánh, chúng vẫn an nhiên hưởng “thái bình”. Bọn chúng là lũ giặc nội xâm. Lai vung đang đại loạn.

Một chữ thái bình đã xé toạt bức màn dối trá, phơi bày những ung nhọt của xã hội thời Tưởng. Hiện thực này có ý nghĩa tự tố cáo.

II,KẾT LUẬN

-  Bài thơ thể hiện nội dung chiến đâu sắc sảo, trí tuệ

-  Lời thơ giản dị nhưng thể hiện bút pháp trào phúng bậc thầy

-  Nghệ thuật châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)