Trang chủ Lớp 11 Ngữ văn lớp 11 (sách cũ) Tâm trạng đắm say bồng bột của một lòng ham sống mãnh...

Tâm trạng đắm say bồng bột của một lòng ham sống mãnh liệt đã được thể hiện như thế nào trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu: Phân tích tâm trạng của cái tôi trữ tình trong...

Vội vàng - Xuân Diệu - Tâm trạng đắm say bồng bột của một lòng ham sống mãnh liệt đã được thể hiện như thế nào trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.. Phân tích tâm trạng của cái tôi trữ tình trong bài thơ với những diễn biến cơ bản của nó, ở đây là tâm trạng đắm say rạo rực sôi nổi, là thái độ cuống quýt, vội vàng...

Tâm trạng đắm say bồng bột của một lòng ham sống mãnh liệt đã được thể hiện như thế nào trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

TÌM HIỂU ĐỂ

+ Phân tích tâm trạng của cái tôi trữ tình trong bài thơ với những diễn biến cơ bản của nó, ở đây là tâm trạng đắm say rạo rực sôi nổi, là thái độ cuống quýt, vội vàng.

+ Rút ra được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ qua toàn bộ tâm trạng này. Đây mới là cái đích cuối cùng của việc phân tích.

Về phương pháp làm bài nên chú ý mấy điểm:

+ Bài thơ là một tâm trạng trọn vẹn hoàn chỉnh, nhưng những trạng thái và cung bậc tình cảm ở mỗi phần thơ không giống nhau, cần phân đoạn để xác định bố cục bài thơ, cùng như xác định những mốc giới của quá trình diễn biến trong tâm trạng trữ tình.

+ Phân tích cụ thể tâm trạng qua những lời giãi bày trực tiếp, qua hình ảnh thiên nhiên và qua những động thái của nhân vật trữ tình.

+ Để làm nổi bật từng nét tâm trạng, có thể dùng biện pháp so sánh: so sánh với tâm trạng trữ tình của cái Tôi Xuân Diệu ở những bài khác, hoặc so sánh với tác giả khác.

Những sai lệch có thể gặp, cần phải tránh.

+ Tránh đồng nhất việc phân tích tâm trạng trữ tình với phân tích bài thơ

+ Tránh đồng nhất việc phân tích những xúc cảm ẩn náu trong ngôn từ với việc phân tích giá trị nghệ thuật của ngôn từ.

DÀN BÀI

MỞ BÀI

Vài nét về tác giả Xuân Diệu:

Là nhà thơ của triết lí sống mãnh liệt, sống là tận hưởng và tận hiến.

Là một giọng thơ đắm say, rạo rực, sôi nổi.

Vài nét bài thơ “Vội vàng”

Là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng của Xuân Diệu.

Advertisements (Quảng cáo)

Nổi bật lên là tâm trạng vội vàng, cuống quýt.

THÂN BÀI

 Phần đoạn để xác định mốc giới của diễn biến tâm trạng.

+ Bài thơ có thể chia thành hai phần lớn tương ứng với diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.

+ Phần một: Từ đầu đến “Ta muốn ôm” - Nhân vật, trữ tình bày tỏ những ham muốn và suy ngẫm của mình về những lí do, cần phải sống vội vàng.

Phần hai: Trực tiếp bộc lộ cách ứng xử, bộc lộ động thái vội vàng ấy.

Diễn biển tâm trạng cụ thể

 Những ham muôn lạ lùng: Níu bước thời gian, tắt nắng, buộc gió để gìn giữ vẻ đẹp cho cõi trần gian.

+ Hình ảnh trần gian như một bữa tiệc đầy hấp dẫn quyên rũ qua cảm xúc háo hức vồ vập của nhân vật trữ tình.

+ Sự suy nghĩ đầy dự cảm lo âu về thời gian và sự ngắn ngủi của tuổi trẻ.

+ Cách ứng xứ với cuộc sống: Sống vội vàng, cuống quýt để tận hướng những hạnh phúc mà cuộc- sống trần thế đang sẵn bày trước mắt.

Nghệ thuật diễn tả tâm trạng

+ Kết hợp những xúc cảm trữ tình và suy tư chính luận.

Toàn bài vừa là một dòng tâm trạng dào dạt trọn vẹn vừa là một hệ thống lặp luận, lập thuyết chặt chẽ hoàn chỉnh.

+ Hệ thống ngôn từ thể hiện sự hưởng thụ tinh thần nhưng lại được vật chất hóa, nhục cảm hóa để khiến cho niềm hạnh phúc thuần túy tinh thần hiện ra xác thực và có tính truyền cảm rất mạnh mẽ.

KẾT BÀI

+ Vội vàng là một bài thơ mang màu sắc tuyên ngôn. Trong đó triết lí nhân sinh đã được tắm đẫm trong cảm xúc trữ tình thành một dòng tâm trạng sống động.

+ Một tiếng thơ mang đậm tính chất “tự bạch”, “tự họa” của cái Tôi trữ tình Xuân Diệu - nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: