Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Cánh diều Bài 1.14 trang 3, 4, 5, 6 SBT Hóa 11 – Cánh...

Bài 1.14 trang 3, 4, 5, 6 SBT Hóa 11 - Cánh diều: Theo em, khi cơ thể hoạt động thể thao hay khi ăn uống sẽ xảy ra đồng thời hai quá trình sinh ra và mất...

Dựa vào kiến thức về phản ứng thuận nghịch. Lời giải bài tập, câu hỏi Bài 1.14 - Bài 1. Mở đầu về cân bằng hóa học trang 3, 4, 5, 6 - SBT Hóa 11 Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Lượng đường glucose trong máu người thường ổn định ở nồng độ khoảng 0,1%. Khi ta ăn tinh bột, glucose sẽ được sinh ra trong cơ thể; còn khi cơ thể vận động và hoạt động trí não, glucose bị tiêu thụ.

a) Em hãy tìm hiểu để giải thích vì sao lượng glucose trong máu luôn ổn định ở mức khoảng 0,1%.

b) Theo em, khi cơ thể hoạt động thể thao hay khi ăn uống sẽ xảy ra đồng thời hai quá trình sinh ra và mất đi glucose? Giải thích. Sự ổn định của glucose trong máu có thể được coi là trạng thái cân bằng hoá học không? Nếu có, hãy đề xuất cân bằng đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về phản ứng thuận nghịch

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Tuyến tuỵ có vai trò quan trọng trong việc ổn định lượng đường trong máu bởi tuyến này sản xuất hai loại hormone: insulin và glucagon. Hoạt động ăn uống sinh ra glucose, lúc này insulin sẽ có vai trò chuyển glucose thành glycogen tích trữ trong gan. Khi cơ thể hoạt động sẽ tiêu thụ glucose, lúc này glucagon sẽ có vai trò chuyển glycogen trong gan thành glucose.

b) Cả hai thời điểm đều xảy ra đồng thời hai quá trình sinh ra và mất đi glucose.

Khi hoạt động thể thao: tiêu hao glucose nhưng lại được sinh ra bổ sung từ glycogen.

Khi ăn uống: sinh ra glucose do ăn uống và mất đi glucose do hoạt động của một số bộ phận (tay, miệng, não bộ,...).

Có thể coi đó là cân bằng hoá học đặc biệt do sự sinh ra và mất đi glucose liên quan đến các phản ứng hoá học. Ví dụ: Glucose -> Glycogen