Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo Bài 1.11 trang 7, 8, 9, 10, 11 SBT Hóa 11 –...

Bài 1.11 trang 7, 8, 9, 10, 11 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo: Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ...

Nguyên lí Le Chatelier: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác. Giải và trình bày phương pháp giải Bài 1.11 - Bài 1. Khái niệm về cân bằng hóa học trang 7, 8, 9, 10, 11 - SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

\(2S{O_2}(g) + {O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}(g)\) \({\Delta _r}H_{298}^0 = - 198,4kJ\)

Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?

A. (1), (2), (4), (5). B. (2), (3), (5).

C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (4).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Nguyên lý Le Chatelier: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động đó”.

- Chất xúc tác không làm thay đổi nồng độ các chất trong hệ cân bằng và cũng không làm thay đổi hằng số cân bằng nên không làm chuyển dịch cân bằng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các tác động vào cân bằng

Chiều chuyển dịch của cân bằng

(1) tăng nhiệt độ

Nghịch.

Advertisements (Quảng cáo)

(2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng

Thuận.

(3) hạ nhiệt độ

Thuận.

(4) dùng thêm chất xúc tác V2O5

Không làm chuyển dịch cân bằng.

(5) giảm nồng độ SO3

Thuận.

(6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng

Nghịch.

Những biện pháp làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận: (2), (3), (5).

→ Chọn B.

Advertisements (Quảng cáo)