Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo Bài 6.10 trang 25, 26, 27 SBT Hóa 11 – Chân trời...

Bài 6.10 trang 25, 26, 27 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo: Thuỷ ngân là kim loại nặng rất độc. Việc con người tiếp xúc với thuỷ ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy...

Thủy ngân phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường. Vận dụng kiến thức giải Bài 6.10 - Bài 6. Sulfur và sulfur dioxide trang 25, 26, 27 - SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Thuỷ ngân là kim loại nặng rất độc. Việc con người tiếp xúc với thuỷ ngân trong thời gian dài dẫn đến run rẩy, mất khả năng điều hoà vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi. Các triệu chứng này xảy ra khi một người tiếp xúc với nồng độ thuỷ ngân trong không khí trên 50 µg/m3 . Thuỷ ngân độc hơn khi ở thể hơi vì dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua nhiều con đường như đường hô hấp, đường tiêu hoá, qua da, ... Trong trường hợp thuỷ ngân rơi vãi, cần xử lý như thế nào? Liên hệ với tình huống xử lý an toàn khi vô tình làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân trong phòng thí nghiệm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thủy ngân phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường.

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi thu hồi thuỷ ngân rơi vãi người ta thường sử dụng bột lưu huỳnh rắc lên những chỗ có thuỷ ngân, vì lưu huỳnh có thể tác dụng với thuỷ ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi:

Khi vô tình làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân trong phòng thí nghiệm, cần rắc ngay bột lưu huỳnh bao phủ tất cả các mảnh vỡ. Sau đó dùng chổi quét sạch, gói vào giấy và cho vào thùng rác.