Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo Bài 7.14 trang 28, 29, 30 SBT Hóa 11 – Chân trời...

Bài 7.14 trang 28, 29, 30 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo: Độ tan của các chất rắn trong nước thường tăng theo nhiệt độ. Có nhận xét gì về độ tan của ba chất?...

Vẽ ba đường đồ thị của ba chất với các điểm nằm trong bảng độ tan của ba muối. Hướng dẫn trả lời Bài 7.14 - Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate trang 28, 29, 30 - SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Bảng dưới đây cho biết độ tan của ba muối trong nước ở những nhiệt độ khác nhau:

a) Vẽ đồ thị biểu diễn độ tan của ba muối theo nhiệt độ.

Nhiệt độ của nước (oC)

Độ tan (gam/100 gam nước)

Na2CO3

NH4Cl

K2SO4

0

7,1

29,70

7,33

20

21,40

37,56

11,11

40

48,50

46,00

14,97

60

46,50

Advertisements (Quảng cáo)

53,30

18,20

80

45,80

65,60

21,29

100

45,50

77,30

24,10

b) Độ tan của các chất rắn trong nước thường tăng theo nhiệt độ. Có nhận xét gì về độ tan của ba chất? Chất có độ tan lớn là ở nhiệt độ nào?

c) Chất nào có độ tan lớn nhất ở 30 °C và 90 °C?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Vẽ ba đường đồ thị của ba chất với các điểm nằm trong bảng độ tan của ba muối theo nhiệt độ.

- Độ tan của muối tăng khi nhiệt độ tăng.

Answer - Lời giải/Đáp án

b) Độ tan của các muối tăng theo nhiệt độ. Trong đó, độ tan của NH4Cl tăng nhanh, độ tan của K2SO4 tăng chậm khi nhiệt độ tăng.

Độ tan của muối Na2CO3 tăng khi nhiệt độ tăng đến khoảng 40 °C. Sau đó độ tan của Na2CO3 lại bị giảm khi nhiệt độ tăng từ 40 °C đến 100 °C.

Chất có độ tan lớn nhất là NH4Cl, ở nhiệt độ 100 °C có độ tan là 77,30 g/100 g H2O.

c) Chất có độ tan lớn nhất: ở 30 °C là NH4Cl, ở 90 °C là NH4Cl.