4.6. Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 g chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít 02 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có C02 và H20, trong đó khối lượng C02 hơn khối lượng H20 là 3,70 g. Tính phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong chất A.
Khi A tác dụng với O2 chỉ sinh ra , và H2O, vậy A có chứa cacbon, hiđro, có thể có hoặc không có oxi.
Theo định luật bảo toàn khối lượng :
\({m_{C{O_2}}}\) + \({m_{{H_2}O}}\) = \({m_A}\) +\({m_{{O_2}}}\) = 2,50 +\(\frac{{3.36}}{{22.4}}\).32,0 = 7,30 (g) (1)
Theo đầu bài :\({m_{C{O_2}}} - {m_{{H_2}O}}\) =3,70(g). (2)
Từ hệ (1) và (2), tìm được \({m_{C{O_2}}}\) = 5,50 g ; \({m_{{H_2}O}}\) = 1,80 g.
Advertisements (Quảng cáo)
Khối lượng C trong 5,50 g C02: \(\frac{{12,0.5,50}}{{44,0}}\) = 1,50 (g).
Khối lượng H trong 1,8 g H20 : \(\frac{{2,0.1,8}}{{18}}\) = 0,200(g).
Đó cũng là khối lượng c và H trong 2,50 g chất A. Vậy chất A phải chứa O. Khối lượng O trong 2,50 g A :
2,50- 1,50-0,200 = 0,80 (g)
Phần trăm khối lượng của C : \(\frac{{1.5}}{{2.5}}\). 100% = 60,0%.
Phần trăm khối lương của H : \(\frac{{0.2}}{{2.5}}\). 100% = 8,00%.
Phần trăm khối lương của O : \(\frac{{0.8}}{{2.5}}\). 100% = 32,0%.