Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa lớp 11 (sách cũ) Bài tập 5.16 trang 37 SBT Hóa 11: Hỗn hợp M chứa...

Bài tập 5.16 trang 37 SBT Hóa 11: Hỗn hợp M chứa hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng...

Hỗn hợp M chứa hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.. Bài tập 5.16 trang 37 sách bài tập(SBT) hóa học 11 - Bài 25: Ankan

5.16. Hỗn hợp M chứa hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hoàn toàn 22,20 g M cần dùng vừa hết 54,88 lít 02 (lấy ở đktc).

Xác định công thức phân tử và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp 

Cách 1:

Giả sử trong 22,2 g hỗn hợp M có x mol \({C_n}{H_{2n + 2}}\) và y mol \({C_{n + 1}}{H_{2n + 4}}\):

(14n + 2)x + (14n + 16)y = 22,2 (1)

\({C_n}{H_{2n + 2}} + \frac{{3n + 1}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + (n + 1){H_2}O\)

x mol              \(\frac{{3n + 1}}{2}\)x mol

\({C_{n + 1}}{H_{2n + 4}} + \frac{{3n + 4}}{2}{O_2} \to (n + 1)C{O_2} + (n + 2){H_2}O\)

y mol                   \(\frac{{3n + 4}}{2}\)y mol

Số mol \({O_2}\) = \(\frac{{(3n + 1)x + (3n + 4)y}}{2} = \frac{{54,88}}{{22,4}} = 2,45(mol)\)

\( \Rightarrow (3n + 1)x + (3n + 4)y = 4,9(2)\)

Nhân (2) với 14: (42n + 14)x + (42n + 56)y = 68,6 (2′)

Nhân (1) với 3: (42n + 6)x + (42n + 48)y = 66,6 (1′)

Lấy (2′) trừ đi (1′): 8x + 8y = 2

                               x + y =0,25

Biến đổi (2) : 3n(x + y) + x + 4y = 4,9

Thay x + y = 0,25               0,75n + 0,25 + 3y = 4,9

Advertisements (Quảng cáo)

\( \Rightarrow \) 3y = 4,65 - 0,75n

         y = 1,55 - 0,25n

Vì 0 < y < 0,25 \( \Rightarrow \) 0 < 1,55 - 0,25n < 0,25

                                5,2 < n < 6,2

    n = 6 \( \Rightarrow \) y = 1,55 - 0,25.6 = 5.\({10^{ - 2}}\)

                    x = 0,25 - 5.\({10^{ - 2}}\) = 0,2

% về khối lượng \({C_6}{H_{14}}\) trong hỗn hợp M: \(\frac{{0,2.86}}{{22,2}}\). 100% = 77,48%.

% về khối lượng \({C_7}{H_{16}}\) trong hỗn hợp M: 100% - 77,48% = 22,52%.

Cách 2:

Đặt công thức chung của hai ankan là \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 2}}\)

\({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 2}} + \frac{{3\overline n + 1}}{2}{O_2} \to \overline n C{O_2} + (\overline n + 1){H_2}O\)

Theo phương trình : Cứ (14\({\overline n }\) + 2)g ankan tác dụng với \(\frac{{3\overline n + 1}}{2}\) mol \({O_2}\)

Theo đầu bài : cứ 22,2 g ankan tác dụng với \(\frac{{54,88}}{{22,4}}\) mol \({O_2}\)

                     \(\frac{{14\overline n + 2}}{{22,2}} = \frac{{3\overline n + 1}}{{2.2,45}} \Rightarrow \overline n = 6,2\)                     

Vậy công thức phân tử hai ankan là \({C_6}{H_{14}}\) và \({C_7}{H_{16}}\)

Đặt lượng \({C_6}{H_{14}}\) là x mol, lượng \({C_7}{H_{16}}\) là y mol

\(\left\{ \begin{array}{l}
86{\rm{x}} + 100y = 22,2\\
\frac{{6{\rm{x + 7y}}}}{{x + y}} = 6,2
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = {2.10^{ - 1}}\\
y = {5.10^{ - 2}}
\end{array} \right.\)

Từ đó, tính được \({C_6}{H_{14}}\) chiếm 77,48% ; \({C_7}{H_{16}}\) chiếm 22,52% khối lượng hỗn hợp M.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Hóa lớp 11 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)