BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất gọi là
A. Trật tự lanta.
B. Trật tự Vécxai
C. Trật tự Oasinhtơn.
D. Trật tự Vécxai - Oasinhtơn.
Trả lời: D
2. Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Liên hợp quốc. B. Hội Liên minh.
C. Hội Quốc liên. D. Hội Hiệp ước
Trả lời: C
3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã
A. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.
B. xác lập được mối quan hệ hoà bình, ổn định trên thế giới.
C. giải quyết được những vấn đế cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản.
Trả lời: D
4. Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản bước vào thời kì
A. khủng hoảng trầm trọng.
B. ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế.
C. ổn định về chính trị nhưng khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
D. tăng trưởng về kinh tế song lại khủng hoảng chính trị, xã hội.
Trả lời: B
5. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bùng nổ đầu tiên ở
A. Đức. B. Anh
C. Pháp D. Mĩ
Trả lời: D
6. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là
A. hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.
C. mâu thuẫn giũa các nước tư bản.
D. sản xuất thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân, "cung vượt quá cầu”.
Trả lời: D
7. Các nước tư bản Mĩ, Anh, Pháp đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bằng cách
A. thiết lập chế độ độc tài phát xít
B. đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp công nhân,
C. tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
D. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất
Trả lời: D
8. Các nước Đức, l-ta-li-a, Nhật Bản tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bằng cách
A. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, thực hiện dân chủ.
B. gây chiến tranh, xâm chiếm thuộc địa, mở rộng ảnh hưởng,
C. thiết lập chế độ độc tài phát xít.
D. đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
C