Trang chủ Lớp 11 SBT Lịch sử lớp 11 Bài tập 2 trang 22 Sách bài tập Sử 11: Chủ nghĩa...

Bài tập 2 trang 22 Sách bài tập Sử 11: Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu...

Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.. Bài tập 2 trang 22 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11 – Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Advertisements (Quảng cáo)

BÀI TẬP 2: Trình bày những nét nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX:

– Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

– Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

– Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

– Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX:

Thời gian

Chiến tranh

Kết quả

1894- 1895

 Chiến tranh

Trung-Nhật

Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu, Bành Hồ

 1898

Chiến tranh

Mĩ-Tây Ban Nha

Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Guy-a-na, Pu-éc-tô Ri-cô

Advertisements (Quảng cáo)

1899-1902

Chiến tranh

Anh -Bô ơ

Anh chiếm Nam Phi

1904-1905

Chiến tranh

Nga-Nhật

Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở nam Xa-kha-lin

 –  Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa . Đức đã cùng Áo – Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

–  Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

– Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi.

Liên minh                                    Hiệp ước

ĐỨC – ÁO – HUNG        ><           ANH – PHÁP – NGA

(1882)                                     (1890-1907)

–  Hai khối quân sự ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh