Trang chủ Lớp 11 SBT Lịch sử lớp 11 Bài tập 3 trang 102 Sách bài tập (SBT) Sử 11: Cuối...

Bài tập 3 trang 102 Sách bài tập (SBT) Sử 11: Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi...

Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc.. Bài tập 3 trang 102 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11 – Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX

Advertisements (Quảng cáo)

BÀI TẬP 3: Hãy nêu đặc điểm các giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp.

-Giai đoạn 1885- 1888 :

-Giai đoạn 1888-1896 :

+ Giai đoạn 1885- 1888 :

– Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

– Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

– Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), …

– Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).                                                                                                                  

+ Giai đoạn 1888-1896 :

-Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

-Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

– Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Quan sát Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) (SGK), nêu nhận xét về phong trào.

– Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).

– Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.

– Về lực lượng :

+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.

+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).

-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).

– Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị…

– Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo…

– Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc…