BÀI TẬP 3: Hãy điền vào bảng hệ thống kiến thức các sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945.
1. Nước Nga - Liên Xô :
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết quả, ỷ nghĩa |
2-1917 |
Cách mạng |
Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát - Khởi nghĩa vũ trang, Nga hoàng Ni-cồ-lai II thoái vị. |
Lật đổ chế độ Nga hoàng. |
10-1917 |
|||
1918-1921 |
1921 - 1941 |
|||
1941 - 1945 |
2. Các nước tư bản chủ nghĩa
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết cục |
1918-1923 |
Khủng hoảng kinh tế - chính trị ở phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa. Cao trào cách mạng ở châu Âu |
||
1923- 1929 |
|||
1929- 1933 |
1933- 1939 |
|||
1939- 1945 |
3. Các nước châu Á:
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết quả, ý nghĩa |
Thập kỉ 20 |
Phong trào giải phóng dân tộc lên cao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất |
||
Thập kỉ 30 |
|||
1939-1945 |
1. của Nước Nga - Liên Xô :
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết quả, ỷ nghĩa |
2-1917 |
Cách mạng Tháng Hai |
Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát - Khởi nghĩa vũ trang, Nga hoàng Ni-cồ-lai II thoái vị |
Lật đổ chế độ Nga hoàng. |
10-1917 |
Cách mạng XHCN |
- 25/10/1917,chiếm Cung điện Mùa Đông, toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt. - Chính quyền Xô viết thành lập do Lê-nin đứng đầu. |
- Thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu. - Nhân dân lao động Nga được làm chủ đất nước và vận mệnh mình. - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới theo đường lối cách mạng vô sản |
1918-1921 |
Chống thù trong giặc ngoài |
-Quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết - Thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” |
- Đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù. - Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững. |
1921 - 1941 |
Advertisements (Quảng cáo) - Liên Xô khôi phục vàxây dựng chủ nghĩa xã hội |
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) - Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937) - Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (từ năm 1937) bị gián đoạn do phát xít Đức tấn công 6/1941. |
- Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa, có nền văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế. |
1941 - 1945 |
Chiến tranh vệ quốc vĩ đại |
- Giải phóng lãnh thổ Liên Xô. - Giải phóng các nước Trung và Đông Âu. - Tiêu diệt phát xít Đức ở Béclin, tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu. |
Là lực lượng trụ cột góp phần quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. - Bảo vệ vững chắc tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
2. Các nước tư bản chủ nghĩa
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết cục |
1918-1923 |
Khủng hoảng kinh tế - chính trị ở phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa. Cao trào cách mạng ở châu Âu |
- Kinh tế các nước CNTB không ổn định - Cao trào cách mạng 1918 -1923 dâng cao |
Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, Quốc tế Cộng sản thành lập (1919) |
1923- 1929 |
Thời kì ổn định tạm thời |
- Kinh tế các nước tư bản ổn định và phát triển, đặc biệt là Mĩ. - Kinh tế bộc lộ nhiều nhược điểm. |
Giai đoạn ổn định tạm thời nhưng ẩn chứa nhiều mầm mống dẫn đến khủng hoảng. |
1929- 1933 |
Khủng hoảng kinh tế thế giới |
- Nổ ra đầu tiên ở Mĩ, lan rộng khắp thế giới, tàn phá nặng nề nền kinh tế, chính trị các nước tư bản, làm xã hội rối loạn. - Phong trào cách mạng bùng nổ. |
Các nước tư bản lối thoát bằng những cách khác nhau: cải cách kinh tế, xã hội (Anh, Pháp, Mĩ), hoặc thiết lập chế độ phát xít (Đức, I-ta-li-a, Nhật) |
3.Các nước châu Á:
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết quả, ý nghĩa |
Thập kỉ 20 |
Phong trào giải phóng dân tộc lên cao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất |
-Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc. - Cuộc đấu tranh của nhân dân Mông Cổ, Ấn Độ … - Nội - Nộichiến ở Trung Quốc. - Phong trào công nhân và những hoạt động của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ, Đảng Cộng sản ở In-đô-nê-xi-a. |
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Á. - Chuẩn bị cho bước phát triển ở giai đoạn sau. -Giáng đòn mạnh vào các thế lực thống trị. |
Thập kỉ 30 |
Phong trào giải phóng dân tộc và lập Mặt trận nhân dân chống phát xít. |
- Đấu tranh chống chế độ phản động Tưởng Giới Thạch và phát xít Nhật ở Trung Quốc. - NhiềuĐảng Cộng sản được thành lập: Ấn Độ (1939), Việt Nam (1930). - Thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở Việt Nam (1936), In-đô-nê-xi-a (1929) |
Tạo nên làn sóng cách mạng chống đế quốc, thực dân, phát xít ở các nước châu Á |
1939-1945 |
Phong trào GPDT trong Chiến tranh thế giới thứ hai. |
- Trung Quốc: Kết thúc thắng lợi 8 năm kháng chiến chống Nhật. - Đông Nam Á: nhiều nước giành được độc lập: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a (8/1945), Lào (10/1945) |
Nhiều nước châu Á giành độc lập, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh tiêu diệt phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. |