Câu hỏi/bài tập:
1.21.
Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lý có tác động A. Giảm hấp thụ nước ở rễ B. Tăng cường độ thoát hơi nước ở lá C. Giảm vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây D. Giảm hấp thụ khoáng ở rễ |
Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lý có tác động đến cường độ thoát hơi nước ở lá
Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lý có tác động tăng cường độ thoát hơi nước ở lá
1.22.
Yếu tố nào sau đây không tác động đến tốc độ thoát hơi nước ở thực vật? A. Ánh sáng B. Hàm lượng nitrogen trong không khí C. Nhiệt độ D. Gió |
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi nước: ánh sáng, nhiệt độ, gió
Hàm lượng nitrogen trong không khí không tác động đến tốc độ thoát hơi nước ở thực vật
1.23.
Tốc độ thoát hơi nước mạnh nhất trong ngày cần có điều kiện A. Lạnh, ẩm và có gió B. Nóng, ẩm và không có gió C. Nóng, ẩm và có gió D. Nóng, khô và có gió |
Tốc độ thoát hơi nước mạnh nhất trong ngày cần có điều kiện nóng, khô và có gió
D. Nóng, khô và có gió
1.24.
Tốc độ thoát hơi nước mạnh khi có đủ những điều kiện nào sau đây? A. Nhiệt độ thấp, cường độ ánh sáng yếu, độ ẩm đất cao B. Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh, độ ẩm đất cao C. Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng yếu, độ ẩm đất thấp D. Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng yếu, đất được tưới đủ nước |
Tốc độ thoát hơi nước mạnh khi có đủ những điều kiện: Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh, độ ẩm đất cao
Nhiệt độ cao, cường độ ánh sáng mạnh, độ ẩm đất cao
1.25.
Biện pháp nào dưới đây có tác dụng làm tăng sự hấp thụ ion khoáng ở rễ cây? A. Hạn chế bón phân B. Che sáng bằng C. Xới đất làm tăng độ thoáng khí D. Hạn chế tưới nước |
Xới đất làm tăng độ thoáng khí có tác dụng làm tăng sự hấp thụ ion khoáng ở rễ
C. Xới đất làm tăng độ thoáng khí
1.26.
Tác động nào sau đây của nấm ở vùng rễ không dẫn tới sự tăng hấp thụ khoáng ở cây trồng? A. Khoáng hóa các hợp chất hữu cơ. B. Chuyển hóa các chất khoáng khó tiêu thành dễ tiêu. C. Gây bệnh ở rễ cây. D. Giúp cây hấp thụ nước. |
Gây bệnh ở rễ cây thì sẽ không giúp cây tăng sự hấp thụ khoáng
C. Gây bệnh ở rễ cây.